Dự kiến sửa đổi và bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều trong Luật Điện ảnh

Chia sẻ

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) gồm 8 chương, 50 điều, trong đó kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh hiện hành.

Dự thảo Luật sửa đổi phù hợp với 04 chính sách đề xuất trong Đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua bao gồm: Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất phim; Hỗ trợ, khuyến khích phát hành, phổ biến phim Việt Nam; Khuyến khích, thu hút tổ chức, cá nhân tham gia xúc tiến, quảng bá điện ảnh trong và ngoài nước; Đổi mới công tác quản lý, áp dụng công nghệ tiên tiến trong bối cảnh phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Đối với một số vấn đề có ý kiến khác nhau, Chính phủ trình Quốc hội 02 phương án để xem xét, quyết định.

Về quy định sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước (khoản 4 Điều 15), Dự thảo Luật đưa ra 02 phương án:

Phương án 1: Sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện theo một trong hai hình thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.
Phim là tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, sản xuất phim mang đặc thù riêng, không thể chia cắt đứt đoạn, không thể đấu thầu kịch bản. Trình tự, thủ tục theo cơ chế đấu thầu qua nhiều khâu, tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, chất lượng phim.

Bên cạnh đó, quan hệ giữa tác giả kịch bản, đạo diễn và nhà sản xuất khó có được thoả thuận để thực hiện hình thức đấu thầu nhằm lựa chọn nhà sản xuất khác, không sở hữu kịch bản để thực hiện bộ phim. Đối với các nhà thầu thực hiện dự án sản xuất phim, đồng thời là đơn vị sở hữu bản quyền đối với kịch bản được lựa chọn đưa vào sản xuất, các quy trình thẩm định và phê duyệt ngân sách theo hình thức đấu thầu kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án, hạn chế chủ động, sáng tạo, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, phương án 1 hiện còn những vấn đề chưa phù hợp với các quy định của Nhà nước về việc sử dụng vốn ngân sách và các quy định về đấu thầu, đặt hàng dịch vụ công.

Phương án 2: Giữ nguyên quy định của Luật hiện hành (bao gồm giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sản xuất phim.

Giữ nguyên quy định của Luật hiện hành (bao gồm giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sản xuất phim). Đấu thầu sản xuất phim thực hiện theo Luật Đấu thầu (Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26 đã quy định chi tiết các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt và đàm phán giá) và Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với dự án sản xuất phim. Tuy nhiên, từ khi Luật Điện ảnh ra đời, chưa thể thực hiện việc đấu thầu sản xuất phim do gặp nhiều khó khăn (như đã trình bày tại phương án 1).

Quang cảnh phiên họp kỳ 2, Quốc hội khóa XV sáng 23/10.Quang cảnh phiên họp kỳ 2, Quốc hội khóa XV sáng 23/10.

Đối với quy định về phổ biến phim trên không gian mạng (điểm b khoản 1 Điều 22), Dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng phải tự phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định tại Điều 33 Luật Điện ảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại phim.

Theo đó, nhà phát hành, phổ biến phim thực hiện theo các quy định về nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh (Điều 10) và phân loại phim (Điều 33) để tự phân loại và hiển thị kết quả phân loại, cảnh báo cần thiết về nội dung phim cho người xem. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra, xử lý việc tự phân loại phim phổ biến trên không gian mạng theo quy định của pháp luật. Đây được xem là cách tiếp cận mới và linh hoạt trong bối cảnh phát triển không ngừng của dịch vụ phát hành, phổ biến phim trực tuyến, giúp giảm thiểu gánh nặng về chi phí và nhân sự cho các nhà quản lý điện ảnh, tăng cường hội nhập quốc tế, tăng cường thương mại điện tử xuyên biên giới.

Tuy nhiên, để thực hiện phương án cần xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Điện ảnh (sửa đổi), các quy định về tiêu chí, nội dung phân loại cần hết sức cụ thể. Bên cạnh đó cần xây dựng bộ máy kiểm tra, kiểm soát, hệ thống phản hồi cùng lực lượng thanh tra hoạt động thường xuyên, liên tục để giám sát và xử lý kịp thời những vi phạm.

Có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật quy định: “Chỉ được phổ biến phim khi có Giấy phép phân loại phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp hoặc Quyết định phân loại của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình thì được phép phổ biến trên không gian mạng”.

Theo đó, cần xem xét kỹ lưỡng đặc biệt về mặt kỹ thuật, về nhân lực và khả năng thực hiện kiểm soát, thẩm định nội dung phim trong bối cảnh phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử xuyên biên giới. Với khối lượng đăng tải và truy cập phim hiện nay chưa có giải pháp hiệu quả nhằm kiểm soát khối lượng thông tin này. Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng trung tâm kiểm soát với nhân lực trình độ cao, áp dụng công nghệ hiện đại để có thể kiểm tra, giám sát các nền tảng trực tuyến cung cấp nội dung phim. Bên cạnh đó, phải xây dựng hệ thống chế tài mạnh mẽ và hiệu quả để xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cho biết, một trong những điểm mới của dự thảo Luật (sửa đổi) với Luật Điện ảnh hiện hành là quy định về quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh. Theo đó, từ Điều 38 đến Điều 42 quy định về nội dung quảng bá, xúc tiến điện ảnh; Liên hoa phim Việt Nam, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội; liên hoan phim, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề; giải thưởng phim, cuộc thi phim; chương trình phim và tuần phim tại Việt Nam; tổ chức Chương trình phim, tuần phim Việt Nam tại nước ngoài; phim tham gia liên hoan phim, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, giải thưởng, cuộc thi phim, chương trình phim, tuần phim nước ngoài; thu hút tổ chức nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam; Từ Điều 43 đến Điều 45 quy định về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh; mục đích và nguyên tắc hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Bà Văn Thúy Hoa tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

Bà Văn Thúy Hoa tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

(PNTĐ) - Với tinh thần “đoàn kết - dân chủ - trách nhiệm - sáng tạo - phát triển”, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024-2029 đã hiệp thương dân chủ, cử ra Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm khóa III gồm 55 đại biểu. Bà Văn Thúy Hoa tái đắc cử chức danh Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm khóa III.
Hội LHPN Hà Nội đề nghị xử lý nghiêm đối tượng xâm hại khiến bé gái 12 tuổi mang thai

Hội LHPN Hà Nội đề nghị xử lý nghiêm đối tượng xâm hại khiến bé gái 12 tuổi mang thai

(PNTĐ) - Liên quan đến vụ việc bé gái N.T.N.L, 12 tuổi (trú tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) mang thai 38 tuần, nghi bị hàng xóm xâm hại, Hội LHPN TP Hà Nội cho biết đã nắm được thông tin vụ việc, đồng thời có công văn gửi các cơ quan chức năng huyện Thanh Trì đề nghị điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.