Cuộc sống của chúng ta không có bảo hiểm như "đi cầu thang mà không có tay vịn"

Chia sẻ

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) vào sáng 25/10, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật này.

Theo Chủ tịch Quốc hội, dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi lần này nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, vướng mắc để thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong bối cảnh dư địa của thị trường bảo hiểm nước ta còn rất nhiều: nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe... "Cuộc sống của chúng ta không có bảo hiểm thì đi cầu thang mà không có tay vịn" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến tại phiên họp.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến tại phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết: Bảo hiểm là một loại hình dịch vụ, ngày càng có giá trị gia tăng cao và ngày càng hiện đại. Chủ trương của chúng ta là tốc độ tăng dịch vụ nhanh hơn tốc độ tăng GDP. Trong đó chú trọng vào các loại hình dịch vụ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistic…

Góp ý thêm về dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cần rà soát một số nội dung, vấn đề liên quan lĩnh vực bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm; hợp đồng bảo hiểm; quản trị kinh doanh bảo hiểm...

Cụ thể, về nội dung lĩnh vực bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát đảm bảo phát triển cân đối hài hoà, đáp ứng nhu cầu của thị trường bảo hiểm kể cả nhân thọ và phi nhân thọ, kể cả bảo hiểm và tái bảo hiểm, bảo hiểm vi mô. Trong bảo hiểm phi nhân thọ cần chú ý sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp…

“Nước ta bị ảnh hưởng bởi biến động khí hậu thiên tai rất lớn. cây trồng, thuỷ hải sản… khi có thiên tai thì bị thiệt hại lớn. Hiện vẫn còn nặng dựa vào hỗ trợ từ phía Nhà nước và hoạt động thiện nguyện khi có thiệt hại xảy ra. Vấn đề này sản phẩm bảo hiểm chưa đáp ứng. Lâm nghiệp, ngư nghiệp đang rất thiếu sản phẩm bảo hiểm nào”. Bởi vậy, Chủ tịch Quốc hội cho rằng phát triển các sản phẩm bảo hiểm cho nông, lâm, ngư nghiệp rất khó khi tính toán chi phí nhưng không thể không làm để giúp cuộc sống của người nông dân an tâm.

Liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, theo Chủ tịch Quốc hội cần tiếp tục rà soát vấn đề này theo hướng bình đẳng quyền giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng (hưởng thụ các dịch vụ). “Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có cả Hiệp hội kinh doanh bảo hiểm bảo vệ quyền lợi. Còn người tiều dùng trong tình huống đặc thù này Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng trong nhiều trường hợp chưa nắm rõ được cụ thể. Do đó cần phải hoàn hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chúng ta cần xác lập một mối quan hệ hợp đồng đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan, phù hợp với đặc thù của kinh doanh bảo hiểm, bao gồm kể cả xử lý các vấn đề khi tranh chấp. Ngoài ra Luật kinh doanh bảo hiểm cần phù hợp với môi trường không gian mạng, môi trường số, môi trường điện tử… Đây là cơ hội lớn để chúng ta tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực.

Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh bảo hiểm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ kết quả của đề án cơ cấu lại các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm để chúng ta làm sao có những quy định nâng chuẩn lên, không chấp nhận những doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh dưới chuẩn: từ vốn cho đến các vấn đề quản trị… “Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động quản trị của các doanh nghiệp bảo hiểm. đảm bảo luật gốc là luật doanh nghiệp”.

Về vấn đề hiệu lực, Chủ tịch Quốc hội cho rằng tháng 5/2022, chúng ta phê chuẩn dự án luật mà đến tháng 7 năm 2023 mới có hiệu lực là muộn. “Cá nhân tôi ủng hộ việc nếu sang năm ban hành thì 1/1/2023 luật này sẽ có hiệu lực thực thi. Ngay ở thời điểm này phải ngồi dự thảo các văn bản hướng dẫn. Khi thông qua chúng ta còn 6 tháng nữa mới, không có lý do gì để kéo dài ban hành văn bản”. Nhất là trong thời gian tới đây, chúng ta vừa phòng chống dịch vừa phải phục hồi kinh tế néu mà có 1 dự án luật mới đi vào thực tế cuộc sống giúp đẩy thị trường bảo hiểm lên cũng là 1 giải pháp thiết thực cho phục hồi kinh tế.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(PNTĐ) - Chiều 18/4, đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; lãnh đạo một số sở, ngành.