Luật Cảnh sát cơ động: Cần quy định rõ phạm vi thực hiện nhiệm vụ, tránh chồng chéo với lực lượng khác

Chia sẻ

Sáng 26/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động. Đây là dự án Luật được trình và cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên, thảo luận tại hội trường Diên Hồng.Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên, thảo luận tại hội trường Diên Hồng.

Trao đổi tại phiên họp, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (tỉnh Hưng Yên) bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với tờ trình dự thảo Luật Cảnh sát cơ động và Báo cáo thẩm tra dự án luật và cho rằng: Việc nghiên cứu, xây dựng Luật Cảnh sát cơ động là cần thiết nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng công an nhân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đồng thời hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của cảnh sát cơ động, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia đảm bảo trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân dân trong tình hình mới.  

Về nhiệm vụ của cảnh sát cơ động quy định tại Điều 9 dự thảo Luật, đại biểu Mai đề nghị dự thảo luật cụ thể căn cứ, điều kiện, trình tự thủ tục, thẩm quyền quy định, nhất là những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân như giải tán các vụ tập trung đông người, gây rối an ninh trật tự, biểu tình trái pháp luật, nhiệm vụ bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

“Bên cạnh đó, dự thảo Luật cần làm rõ phạm vi thực hiện nhiệm vụ cảnh sát cơ động nhằm tránh chồng chéo với các lực lượng khác. Ví dụ, điểm d Khoản 2, Điều 9 dự thảo luật quy định cảnh sát cơ động sử dụng biện pháp vũ trang và tuần tra, khảo sát, kiểm soát, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Quang cảnh phiên họp sáng 26/10.Quang cảnh phiên họp sáng 26/10. 

Tuy nhiên, chưa rõ nhiệm vụ này có chồng lấn với nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam, Cục Cảnh sát biển Việt Nam hay nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát quản lý bảo vệ biên giới quốc gia của Bộ Quốc phòng hay không? Do đó, đề nghị bổ sung quy định cụ thể về phạm vi thực hiện nhiệm vụ và nội dung phối hợp thực thi nhiệm vụ của cảnh sát cơ động trong tương quan với các lực lượng khác” – đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai nêu vấn đề.

Đồng quan điểm như trên, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, lực lượng cảnh sát cơ động trước hết phải tuân thủ Luật Công an nhân dân với tư cách là một bộ phận thành phần bên trong lực lượng Công an nhân dân. Do đó cần làm rõ “đặc thù”, “đặc biệt” và “tinh nhuệ” của lực lượng cảnh sát cơ động với các lực lượng khác của Công an nhân dân và chỉ hướng đến vấn đề có tính đặc thù, không quy định lại trùng lặp các quy định pháp luật đã quy định trong lực lượng Công an nhân dân.

Theo đại biểu Hoàng Đức Thắng, việc xây dựng nội dung Luật phải thống nhất, phù hợp với Luật Công an nhân dân cũng như các bộ luật có liên quan khác nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành. Việc xác định vị trí cảnh sát cơ động tại điều 3 dự thảo Luật Cảnh sát cơ động gần như trùng lặp vị trí công an nhân dân được quy định tại điều 3 Luật Công an nhân dân, chưa làm bật lên tính đặc thù của cảnh sát cơ động.

Xác định đúng vị trí địa vị pháp lý, tính khác biệt của cảnh sát cơ động có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối, dẫn dắt toàn bộ nội dung dự án Luật.  Vì vậy, tôi đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp thu tối đa ý kiến đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, xem xét thấu đáo, để thiết kế lại nội dung điều luật này, bảo đảm yêu cầu, làm nổi bật tính đặc thù riêng biệt của cảnh sát cơ động, bảo đảm không xung đột, mâu thuẫn, trùng lặp với các lực lượng vũ trang khác được pháp luật quy định” – đại biểu Hoàng Đức Thắng kiến nghị.  

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.