Những thắc mắc về vắc xin Covid-19 với người nhiễm HIV

Chia sẻ

Người sống chung với HIV (người có HIV – người nhiễm HIV) đang điều trị ARV hiệu quả có nguy cơ mắc COVID-19 . Việc tiêm vắc -xin Covid-19 đối với người có HIV sẽ có những ảnh hưởng gì? Mức độ ảnh hưởng đó như thế nào?

Nguy cơ nhiễm Covid-19 với người có HIV và người sử dụng PrEP thế nào?

Các dữ liệu hiện có cho thấy, người sống chung với HIV (người có HIV – người nhiễm HIV) đang điều trị ARV hiệu quả có nguy cơ mắc COVID-19 tương tự như người không nhiễm HIV.

Người có HIV, đang điều trị HIV đều có thể tiêm phòng covid-19 để phòng bệnhNgười có HIV, đang điều trị HIV đều có thể tiêm phòng covid-19 để phòng bệnh (Ảnh: minh họa)

Nguy cơ mắc COVID-19 cũng tương tự đối với người sử dụng PrEP và người không sử dụng PrEP.

Người cao tuổi và người ở mọi độ tuổi có các bệnh nền nghiêm trọng có nguy cơ cao bị bệnh nặng nếu mắc COVID-19. NCH có nguy cơ bị bệnh nặng trong những trường hợp sau:

-  Có CD4 thấp.

-  Không điều trị ARV.

 Vắc xin Covid-19 có an toàn với người nhiễm HIV hay người sử dụng PrEP không?

CÓ! Vắc xin COVID-19 an toàn cho mọi người nói chung, người có H (NCH) và người uống PrEP nói riêng. Không có sự khác nhau về tính an toàn của vắc xin giữa người không nhiễm HIV so với NCH hoặc với người sử dụng PrEP. 

Các tác dụng phụ của vắc xin có thể từ nhẹ đến vừa phải, như mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt; đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm. Đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể bạn đang đáp ứng với vắc xin và tạo khả năng bảo vệ. Các dấu hiệu này sẽ hết trong một vài ngày.

  Những tác dụng phụ nặng rất hiếm và lợi ích của việc tiêm vắc xin vượt trội so với những rủi ro do vắc xin gây ra.

 Vắc xin Covid-19 có hiệu quả với người nhiễm HIV hay người sử dụng PrEP không?

CÓ HIỆU QUẢ! Các nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy vắc xin COVID-19 mang đến lợi ích cho NCH tương tự như đối với tất cả các cá nhân và cộng đồng - dự phòng bệnh nặng do SARS-CoV-2 và giảm lây truyền vi rút.

 Vắc xin có hiệu quả tốt nhất đối với NCH đang điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện và số lượng tế bào CD4 cao. Người sử dụng PrEP có lợi ích tương tự như cộng đồng người dân nói chung khi tiêm vắc xin.

 Vắc xin Covid-19 có làm cho tình trạng HIV nặng lên không?

KHÔNG! Vắc xin COVID-19 không thể làm tình trạng HIV của bạn nặng lên hay xấu đi.

 Điều lớn nhất ảnh hưởng đến tình trạng HIV là khi bạn ngừng uống thuốc ARV, làm cho HIV nhân lên gây suy yếu hệ miễn dịch. Vắc xin giúp bảo vệ bạn khỏi COVID-19 và duy trì sức khỏe của bạn.

Những thắc mắc về vắc xin Covid-19 với người nhiễm HIV - ảnh 2 (Ảnh: minh họa)

 Các nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy vắc xin COVID-19 mang đến lợi ích cho NCH tương tự như đối với tất cả các cá nhân và cộng đồng - dự phòng bệnh nặng do SARS-CoV-2 và giảm lây truyền vi rút.

 Vắc xin có hiệu quả tốt nhất đối với NCH đang điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện và số lượng tế bào CD4 cao. Người sử dụng PrEP có lợi ích tương tự như cộng đồng người dân nói chung khi tiêm vắc xin.

 Dùng thuốc kháng vi rút (ARV) có bảo vệ được người nhiễm HIV khỏi lây nhiễm Covid-19 không?

Thuốc HIV và PrEP KHÔNG THỂ dự phòng hoặc điều trị COVID-19. Ví dụ, các nghiên cứu về lopinavir/ritonavir không thấy thuốc có hiệu quả chống lại COVID-19.

KHÔNG làm bất cứ việc nào dưới đây với mục đích dự phòng hoặc điều trị COVID-19:
-  Thay đổi phác đồ điều trị ARV hoặc phác đồ PrEP đang sử dụng
Uống thuốc PrEP chỉ để dự phòng hoặc điều trị COVID-19.

-  Chia thuốc ARV/PrEP cho người khác.

Cách tốt nhất để dự phòng COVID-19 cho NCH hoặc người sử dụng PrEP cũng như tất cả mọi người là TIÊM VẮC XIN!

Có nên ngừng uống thuốc ARV hay PrEP khi tiêm vắc xin Covid-19 không?

KHÔNG ngừng thuốc ARV hoặc thuốc PrEP trước, trong hoặc sau tiêm vắc xin COVID-19. Các loại vắc xin COVID-19 đã được cấp phép không có tương tác với thuốc HIV và ngược lại.

Nếu ngừng uống thuốc điều trị HIV, bạn có thể gặp nhiều rủi ro vì mắc các bệnh liên quan đến HIV hơn và có nguy cơ cao bị mắc COVID-19 nghiêm trọng hơn.

Người sử dụng PrEP cần duy trì uống thuốc PrEP không bị lây nhiễm HIV.

Có loại vắc xin COVID-19 nào tốt hơn cho NCH hoặc người sử dụng PrEP không?

KHÔNG. Tất cả các loại vắc xin đã được phê duyệt để sử dụng tại Việt Nam đều có hiệu quả dự phòng COVID-19, giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong nếu mắc bệnh.

Không có vắc xin COVID-19 nào được sản xuất riêng cho NCH hoặc người sử dụng PrEP. Vắc xin tốt nhất là loại vắc xin bạn được tiêm sớm nhất

                                                                                                     HÀ GIANG (t/h) 

Tin cùng chuyên mục

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.