Gánh nặng xã hội vì quan niệm “con mình sinh ra thì mình tự nuôi”

Bài và ảnh: Hoàng Lan
Chia sẻ

(PNTĐ) -Nhiều cặp vợ chồng cho rằng, sinh con, nuôi con là việc “nội bộ” nhà mình, không ảnh hưởng tới xã hội nên “thích là đẻ”. Quan niệm sai lầm này đã khiến tỷ lệ sinh con thứ 3, tỷ số giới tính khi sinh ở một số địa bàn ở Hà Nội vẫn còn ở mức cao, để lại nhiều gánh nặng lâu dài cho xã hội.

Gánh nặng xã hội vì quan niệm “con mình sinh ra thì mình tự nuôi” - ảnh 1
Bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu trong buổi giám sát công tác dân số- KHHGĐ tại huyện Thanh Oai

Tỷ lệ sinh con thứ ba cao do tâm lý thích có thêm con
Mới đây, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Dân số -Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Thành phố Hà Nội đã đi kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác dân số năm 2022 tại 3 huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hòa đã chỉ ra một số điểm yếu trong công tác dân số để các địa phương sớm có giải pháp khắc phục. 

Tại huyện Thanh Oai, theo ông Nguyễn Khánh Bình, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ, một trong các mục tiêu công tác dân số của huyện trong năm 2022 là giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh… Trên thực tế, báo cáo đến tháng 8/2022, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn vẫn còn ở mức cao (chiếm 8,5%). Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng tăng cao, trung bình toàn huyện là 115 trẻ trai/100 trẻ gái, cao hơn tỷ số giới tính dự kiến của năm 2022 là 112,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Đặc biệt, một số địa bàn có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khá cao. 

Lý giải cho tình trạng này, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Chủ tịch UBND xã Bích Hòa, một trong các địa bàn có tỷ số giới tính ở mức cao cho biết, hiện nay, nhiều cặp vợ chồng dù đã sinh đủ 2 con, có nhà đã sinh 2 con trai… nhưng vẫn thích sinh thêm con. Nhiều cặp vợ chồng có điều kiện kinh tế, sinh con lần cuối cách đây 10, 12 năm lại tiếp tục sinh tiếp. 

Ông Lê Văn Bắc, Trưởng phòng Y tế huyện Thanh Oai thừa nhận, người dân đang dễ dàng hơn trong tiếp cận các dịch vụ y tế để chọn lọc giới tính thai nhi từ sớm, bất chấp tuyên truyền của các cơ quan chức năng. Đây là một khó khăn trong thực hiện công tác dân số tại địa phương.

Tại huyện Quốc Oai, tỷ số giới tính khi sinh 8 tháng đầu năm 2022 là 122 trẻ trai/100 trẻ gái, trong đó các xã có tỷ số giới tính khi sinh cao trên 122/100 như Nghĩa Sơn (182/100); Tân Phú (176/100); Liệp Tuyết (160/100); Hòa Thạch (154/100); Sài Sơn (146/100); Ngọc Mỹ (141/100); thị trấn (136/100); Thạch Thán, Cộng Hòa (129/100); Tân Hòa (128/100). Về số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên trong 8 tháng đầu năm của toàn huyện là 69 trẻ; 2/21 xã có số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên tăng so với cùng kỳ 8 tháng đầu năm 2021 là Tuyết Nghĩa, Đại Thành.

Đánh giá về công tác dân số, ông Hoàng Nguyên Ưng, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện Quốc Oai nhận định, tỷ số giới tính khi sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở một số xã vẫn ở mức cao. 

Nằm ở phía Nam của Hà Nội, là vùng xa trung tâm, 80% dân số huyện Ứng Hòa là lao động thuần nông. Tính đến 31/8/2022, Ứng Hòa có 215.939 người; trong đó phụ nữ đến 49 tuổi có chồng là 33.512 người. 

Theo ông Ngô Tiến Hoàng, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ, để khống chế tình trạng gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng là 103-107 trẻ trai/100 trẻ gái, Ban Chỉ đạo Công tác Dân số - KHHGĐ huyện đã tổ chức tuyên truyền, cung cấp thông tin, giáo dục truyền thông về giới tính và mất cân bằng về giới tính cho 1.740 người tại 29 xã, thị trấn, trong đó chú trọng đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ sản khoa. 

Tuy nhiên, thực tế, qua kiểm tra, tỷ số giới tính khi sinh của huyện Ứng Hòa hiện vẫn đang ở mức 115,37 trẻ trai/100 trẻ gái. Theo ông Ngô Tiến Hoàng, tư tưởng muốn có nhiều con, trọng nam hơn nữ vẫn còn khá phổ biến trong một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên đang là những khó khăn, thách thức lớn trong việc truyền thông, vận động thực hiện các mục tiêu về dân số của Đảng và Nhà nước.

 Công tác DS-KHHGĐ cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị
Theo bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, việc sinh con thứ 3 trở lên cũng như tâm lý thích sinh con trai còn đè nặng dẫn tới tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi. Đây không phải là “chuyện riêng của các gia đình” hay “con ai nhà đó nuôi” như nhiều cặp vợ chồng vẫn quan niệm, vì một đứa trẻ ra đời sẽ liên quan đến cả xã hội. Hệ quả của mất cân bằng giới tính không phải hiển hiện ngay một sớm, một chiều, mà phải qua vài chục năm sau mới đong đếm được.
Bà Dương Thị Hằng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Thành phố, Trưởng đoàn giám sát cho rằng, công tác DS-KHHGĐ không phải là của riêng ngành Y tế mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bà Hằng khuyến nghị các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức tới cộng đồng về vai trò của công tác DS-KHHGĐ. 

Đồng quan điểm, bà Lưu Thị Hoa, Trưởng ban đại diện NCT, thành viên BCĐ công tác DS-KHHGĐ huyện Thanh Oai cho rằng, dù đã hết tuổi sinh đẻ, nhưng người cao tuổi vẫn có vai trò quan trọng trong thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Chẳng hạn, nếu người già trong gia đình không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ, không yêu cầu con cháu phải sinh cháu trai nối dõi thì các cặp vợ chồng sẽ được cởi trói tư tưởng và không cần lo lắng sinh bằng được con trai dù trước đó đã sinh đủ con là gái.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.