Thúc đẩy di cư lao động an toàn và bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam

Chia sẻ

Tuy nhiên, phụ nữ lao động di cư Việt Nam nói riêng và trong ASEAN nói chung vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như phải làm những công việc có mức lương thấp hơn, gặp phải nhiều rào cản hơn, có nhiều khả năng bị sa thải khi mang thai và sinh con...

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội Thảo Hợp tác thúc đẩy di cư lao động an toàn và bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 17/12 vừa qua. 

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi và ông Koen Duchateau, Trưởng ban Hợp tác, Phái đoàn EU tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảoThứ trưởng Nguyễn Văn Hồi và ông Koen Duchateau, Trưởng ban Hợp tác, Phái đoàn EU tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trình bày về những kết quả đạt được liên quan đến tạo dựng môi trường thuận lợi cho phụ nữ di cư; những bài học kinh nghiệm trong công tác điều phối các dịch vụ hỗ trợ lao động nữ di cư bị bạo lực; tổng quan về các kết quả chính đã đạt được trong khuôn khổ chương trình Safe and Fair (SAF) và kế hoạch năm 2022.
 
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi , với vai trò là cơ quan chủ quản về những vấn đề lao động và bình đẳng giới của Việt Nam, Bộ LĐTBXH luôn quan tâm hướng tới việc thúc đẩy lồng ghép giới vào các chính sách lao động và việc làm. Bộ Luật lao động 2019 cũng đã quy định tăng tuổi nghỉ hưu nhằm làm giảm khoảng cách cũng như cơ hội việc làm giữa nam và nữ, Luật Bảo hiểm xã hội cũng cho phép nam giới được nghỉ phép khi vợ sinh con...
 
Tuy nhiên, phụ nữ lao động di cư Việt Nam nói riêng và trong ASEAN nói chung vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như phải làm những công việc có mức lương thấp hơn, gặp phải nhiều rào cản hơn, có nhiều khả năng bị sa thải khi mang thai và sinh con…
 
Lao động nữ cũng có ít cơ hội được tiếp cận với các cơ chế giải quyết khiếu nại hiệu quả cũng như các dịch vụ hỗ trợ trong trường hợp cần thiết khi ở nước ngoài.
 
Hội thảo cũng đã tiến hành phiên thảo luận toàn thể, tập trung vào việc giải quyết các thách thức mà phụ nữ đang gặp phải trong toàn bộ tiến trình di cư lao động của mình, những giải pháp sáng tạo nhằm duy trì và đẩy nhanh việc thực hiện chương trình SAF trong năm 2022 và những lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong tương lai.
 
                                                                                                                      B.N
 

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Không chỉ là những người trẻ tài năng, xuất sắc trong các lĩnh vực, họ còn là những hạt nhân tiên phong hành động, truyền lửa khát vọng cống hiến, phụng sự đất nước, cộng đồng. Họ là những gương mặt tiêu biểu được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.