Đột phá trong công tác cán bộ

Chia sẻ

Năm 2022, TP Hà Nội tổ chức thi tuyển 86 chức danh trưởng phòng, chi cục trưởng, thủ trưởng một số đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TP đánh dấu bước đột phá tiếp theo của TP trong việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ các cấp.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 219/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án thí điểm thi tuyển chức danh trưởng phòng, chi cục trưởng, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, ban, ngành. Trong đó có các chức danh trưởng một số phòng thuộc một số Sở như Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã…; hiệu trưởng một số trường thuộc các cấp học, giám đốc các trung tâm…

Việc thí điểm thi tuyển nhằm đổi mới quy trình bổ nhiệm lãnh đạo, quản lýViệc thí điểm thi tuyển nhằm đổi mới quy trình bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý

Việc thí điểm thi tuyển nhằm từng bước đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; tránh tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các sở, ban, ngành; quận, huyện, thị xã. Đồng thời, tạo điều kiện, động lực để cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu, rèn luyện, học tập và có cơ hội để tham gia công tác lãnh đạo, quản lý; tạo tính năng động trong công tác cán bộ.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Nguyễn Thị Liễu cho biết, ngay sau khi UBND TP ban hành Quyết định số 494/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh sách các chức danh thí điểm thi tuyển tại sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND TP Hà Nội năm 2022, Sở Nội vụ đã triển khai thực hiện, xây dựng dự thảo hướng dẫn cụ thể tới các đơn vị.

Các bước quy trình đã được nêu rất rõ trong kế hoạch của UBND TP, theo quy định mới thì thẩm quyền bổ nhiệm các chức danh cấp trưởng và cấp phó thuộc về giám đốc các sở, ban, ngành. Sau một năm thực hiện thí điểm, các đơn vị sẽ báo cáo kết quả gửi về UBND TP để tổng hợp, nêu rõ những mặt được và chưa được, rút kinh nghiệm trong thực hiện công tác này ở thời gian tiếp theo.

Thi tuyển chức danh lãnh đạo không còn là việc mới, đã được nhiều bộ, ngành, địa phương triển khai và thể hiện hiệu quả trong thực tiễn. Theo các chuyên gia, đây là chủ trương rất đúng đắn khi chuyển từ nền công vụ chức nghiệp sang nền công vụ quan tâm đến vị trí, việc làm.

Trưởng phòng Nội vụ quận Thanh Xuân Nguyễn Thị Kim Vân cho biết: Năm 2022, quận đã đăng ký thi tuyển chức danh hiệu trưởng một trường THCS và đã được UBND TP phê duyệt. Trong thời gian tới, quận sẽ tổ chức thành lập Hội đồng thi tuyển và bộ phận giúp việc Hội đồng để tổ chức thi tuyển với mong muốn qua đợt thi tuyển sẽ lựa chọn được người có đức, có tài phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm để đảm đương được vị trí cấp trưởng. Công tác thi tuyển các chức danh lãnh đạo sẽ tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu, rèn luyện, học tập và có cơ hội để tham gia công tác lãnh đạo, quản lý; tạo tính năng động trong công tác cán bộ.

PGS.TS Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) đánh giá, việc triển khai thi tuyển các chức danh lãnh đạo thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ cơ chế thu hút trọng dụng nhân tài, cán bộ quản lý các cấp. Việc thí điểm thi tuyển cán bộ quản lý cấp sở với địa phương như Hà Nội là việc nên làm, tiến tới làm phổ biến.

Còn theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh, điều quan trọng là công tác tổ chức thi phải được thực hiện khách quan, công bằng và tạo cơ hội cho thí sinh thể hiện tốt nhất năng lực của mình; bộc lộ hết được tố chất lãnh đạo. “TP Hà Nội bước đầu thí điểm thi tuyển ở cấp phòng nhưng dần dần nâng lên mức cao hơn. Đây là một trong những phương thức tất yếu để lựa chọn được những người tài, có năng lực thực sự, đảm bảo tính khách quan hơn so với việc chỉ đề bạt cán bộ” - ông Nguyễn Tiến Dĩnh nhấn mạnh.

HẰNG THU

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.