Người “thuyền trưởng” tâm huyết với nghệ thuật chèo

Chia sẻ

Đoàn 3, Nhà hát Chèo Hà Nội có một người “thuyền trưởng” hết mực tâm huyết với nghề, lại rất chu toàn với gia đình, xứng đáng là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà. Người “thuyền trưởng” ấy là NSƯT Phạm Ngọc Ánh - gương mặt “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” được Hội LHPN Hà Nội vinh danh năm 2017.

Thăng hoa với nghiệp diễn

NSƯT Phạm Ngọc Ánh sinh năm 1971, đã có 30 năm cống hiến cho sự nghiệp sân khấu chèo truyền thống. Nghiệp diễn với chị như một chuyến phiêu lưu với nhiều cung bậc thăng trầm của xúc cảm. Trải qua nhiều vai diễn nổi tiếng như: Tú Liên, Hề Già, Thị Màu, mỗi vai đều lại trong chị một kỷ niệm vui có, buồn có. Nhưng có lẽ đáng nhớ nhất vẫn là khi lần đầu tiên chị được tham dự hội diễn sân khấu chèo toàn quốc năm 1995 tại Huế. Khi đó chị vào vai Tú Liên trong vở Thuở ấy Hà Đông của đạo diễn NSND Lê Hùng. Đó là vai diễn đầu tay của chị. Tuy không phải vai chính nhưng chị vẫn hăng say luyện tập không quản ngày đêm, có những buổi luyện từ sáng đến chiều quên cả ăn. Chị luyện tập bằng tất cả nhiệt huyết cũng như đam mê của mình với nghề. Do đó, vai diễn đã mang lại thành công và trở thành vai diễn tâm đắc nhất trong sự nghiệp của chị.

Được truyền lửa bởi người thầy của mình là NSND Ngọc Viễn ở đoàn chèo Tổng cục Hậu cần, NSƯT Phạm Ngọc Ánh tiếp tục mang tình yêu với hoan Sân khấu Thủ đô năm 2020, vở Tình sử Thăng Long nói về Hà Nội thời vua Lý Chiêu Hoàng đã giúp hai học trò của chị đạt Huy chương Vàng (HCV).

NSƯT Phạm Ngọc Ánh bên “hậu phương” vững chắc.NSƯT Phạm Ngọc Ánh bên “hậu phương” vững chắc.

Trong suốt 30 năm theo nghiệp sân khấu, NSƯT Phạm Ngọc Ánh đã giành được không ít giải thưởng danh giá như giải Nhì Tài năng trẻ Toàn quốc tại Nhà hát Hồng Hà trong bộ ba vở Bài ca giữ nước với vai hề Già năm 2001; HCV vai Châu Long trong vở Lưu Bình - Dương Lễ ở Liên hoan Sân khấu 2001 tại Hạ Long; danh hiệu NSƯT năm 2007 và giải Vàng cho vở Nàng thư sinh họ Đặng, với vai diễn hoàng hậu Đỗ Phi năm 2013.

Phía sau thành công

Đặc thù của nghề diễn là hay đi sớm về khuya, nhiều khi phải đi từ chiều đến 1-2 giờ sáng hôm sau mới về. NSƯT Phạm Ngọc Ánh chia sẻ: “Như những người phụ nữ khác thì thời gian đó đáng lẽ phải dành cho gia đình”. Không chỉ vậy, vào các dịp lễ, Tết, trong khi các cơ quan khác được nghỉ thì chị cùng các đồng nghiệp tại Đoàn 3 vẫn miệt mài đi biểu diễn để phục vụ bà con.

Do đó, để có được thành công như ngày hôm nay, không chỉ có tài năng, chị còn có “hậu phương” vững chắc chính là chồng và các con. Chị kể, anh không hề phàn nàn mỗi khi chị phải đi sớm về khuya, ngược lại còn hết lòng động viên ủng hộ, giúp đỡ chị trong công việc chăm sóc gia đình, con cái dù anh cũng bận công việc của mình. Vì vậy mà tổ ấm của chị luôn tràn ngập tiếng cười, không mấy khi có những lời cãi cọ to tiếng. Nếu có mâu thuẫn, hai vợ chồng đều cùng bình tĩnh ngồi xuống, chia sẻ quan điểm và lắng nghe những suy nghĩ của nhau để có thể cảm thông và thấu hiểu nhau hơn.

NSƯT Phạm Ngọc Ánh trong chuyến công tác tại Úc.NSƯT Phạm Ngọc Ánh trong chuyến công tác tại Úc.

Chị còn kể, lần đầu tiên tham dự Hội diễn sân khấu chèo toàn quốc năm 1995 tại Huế, ở nhà, ông xã đã đích thân chuẩn bị cho chị một chiếc khung để đón chờ giải thưởng của vợ. Không phụ lòng mong mỏi của ông xã, năm đó chị đã đạt Huy chương Bạc, đó là lần đầu chị tham dự hội diễn và cũng là lần đầu đạt huy chương.

Chị cảm thấy may mắn khi có chồng bên cạnh, luôn lắng nghe và thấu hiểu được những vất vả của nghề diễn cũng như vinh quang của nghề diễn là phục vụ công chúng. Nhờ có sự chia sẻ của anh mà chị hoàn toàn yên tâm gắn bó với nghề.

Chia sẻ về ước mơ của mình, NSƯT Phạm Ngọc Ánh mong muốn được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa đến cơ chế chính sách dành cho các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống mang tính đặc thù.

Đặc biệt, ước mơ lớn nhất của chị là tiếp tục được cống hiến, được diễn và truyền ngọn lửa yêu nghề của mình cho các thế hệ sau tiếp nối cũng như phát huy. Để nét đẹp văn hóa chèo Việt Nam mãi mãi không bao giờ bị mai một.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.