Sốt đất có dấu hiệu hạ nhiệt, bài học về công tác quản lý thị trường bất động sản

Chia sẻ

(PNTĐ) – Sáng 28/4, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành chủ trì buổi Họp báo thường kỳ nhằm thông tin về các mục tiêu, chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025 của ngành Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, giải đáp nhiều vấn đề được dư luận cả nước quan tâm.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểuThứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu

Theo Thứ trưởng Lê Công thành, năm 2021 là năm đầu thực kế hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2025, do đó, ngành Tài nguyên và Môi trường đã đặt ra các mục tiêu, chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025.

Trong đó, sẽ tập trung xây dựng hoàn thiện đồng bộ các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược, Đề án về quản lý Tài nguyên và Môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt là xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn chi tiết Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, tiến hành đánh giá Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và tổng kết sửa đổi Luật Đất đai năm 2013.

Thứ trưởng khẳng định, việc xem xét, sửa đổi các Luật về tài nguyên và môi trường phải thực sự xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của xã hội. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số toàn ngành, cải cách hành chính, thủ tục hành chính từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo môi trường cho phòng chống dịch bệnh, tăng cường nguồn lực từ tài nguyên cho phát triển.

Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng hợp lý các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Do đó, rất cần sự đồng hành của các cơ quan thông tấn báo chí trong hoạt động tuyên truyền, truyền thông lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Quang cảnh họp báoQuang cảnh họp báo

Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, ngành TN&MT sẽ bám sát 4 mục tiêu là: Xây dựng hoàn thiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược về quản lý tài nguyên và môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng hợp lý các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, từng bước chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực. Đồng thời, điều tra đánh giá tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng, hoàn thành cơ bản các hạ tầng phục vụ quản lý thông minh, từng bước hiện đại hóa ngành, thực hiện thành công việc chuyển đổi số, xây dựng dựng chính phủ điện tử.

Sốt đất có dấu hiệu hạ nhiệt

ông Mai Văn Phấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đaiÔng Mai Văn Phấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai trả lời

Trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình sốt đất ở các địa phương thời gian qua, ông Mai Văn Phấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai cho biết, sau khi có dư luận về tình trạng sốt đất, Tổng cục Quản lý Đất đai đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố nhằm chấn chỉnh tình trạng sốt đất. Qua đó, yêu cầu các địa phương phải công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất. Sau khi các địa phương công khai thông tin, đã có dấu hiệu hạ nhiệt. 

Ông Phấn cho rằng, có bài học về công tác quản lý thị trường bất động sản. Do công tác này được triển khai chưa thấu đáo nên xuất hiện tình trạng môi giới lợi dụng, gây nóng thị trường. Bộ tiếp thu bài học này để trong cơ chế chính sách cũng như tổ chức thực hiện phải có sự kiểm tra, giám sát tốt hơn.

Theo ông Phấn, hiện nay Tổng cục Quản lý Đất đai đã tiếp nhận báo cáo của một số địa phương, Bộ đang chờ các địa phương khác gửi báo cáo để tổng hợp phân tích. Tổng cục Quản lý Đất đai đã lập kế hoạch kiểm tra vấn đề quản lý đất đai tại 26 tỉnh thành.

Tại Hà Nội, sẽ kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; kiểm tra việc quản lý sử dụng đất tại một số dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng. 

Tại TP Hồ Chí Minh sẽ kiểm tra các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép; việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa; việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để thực hiện các dự án tại địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận từ trước 1/7/2014. Bên cạnh đó, kiểm tra việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại một số dự án phát triển nhà.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/4, Hà Nội thực hiện Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024

Từ 1/4, Hà Nội thực hiện Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024

(PNTĐ) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, thực hiện cuộc Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024 diễn ra từ ngày 1/4 đến 30/4, Thành phố có 2.441 địa bàn điều tra, với 58.440 hộ điều tra phiếu ngắn, 14.790 hộ điều tra phiếu dài tại 557 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

(PNTĐ) - Để chuẩn bị triển khai công tác tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng tờ trình UBND thành phố Hà Nội về phương án thi và được UBND Thành phố chấp thuận. Theo đó, năm học 2024-2025, Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập với ba môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.