Các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội: Đề xuất các giải pháp về lưu thông tiền tệ và gỡ khó cho bất động sản

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 7/12, tại Kỳ họp thứ 10 HĐND Thành phố Hà Nội, các đại biểu HĐND Thành phố (TP) đã thảo luận tại tổ về các nội dung liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 và một số nội dung quan trọng khác.

Các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội: Đề xuất các giải pháp về lưu thông tiền tệ và gỡ khó cho bất động sản - ảnh 1
Các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội thảo luận tại tổ 

 

Thảo luận đề xuất nhiều vấn đề "nóng" về giao thông, tiền tệ và bất động sản

Thảo luận tại tổ 5, Giám đốc Sở GT&VT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho rằng, chúng ta cần phải có kịch bản để ứng phó với các vấn đề đổ vỡ trái phiếu và bất động sản; cần đặt ra kịch bản so với tình hình dị biệt kinh tế hiện nay. Những tháng cuối năm, thị trường lao động, thu ngân sách chững lại; một loạt doanh nghiệp FDI, dệt may, da giày chưa ký được hợp đồng, phải cho công nhân nghỉ việc. Chúng ta phải lường thêm, tính toán thêm về vấn đề này.

Về lĩnh vực giao thông, cuối năm cũng rất cần được quan tâm. Thành phố hiện có 10 triệu dân, với 7,7 triệu phương tiện ô tô xe máy, trong đó ô tô 1 triệu phương tiện. Mỗi năm số phương tiện tăng 350.000 xe, tăng 4-5% trong khi đó chỉ tiêu đất giao thông đô thị mỗi năm chỉ tăng 0,28%, nay mới đạt 10,07%. Đây là biểu hiện sinh động lý giải vì sao tắc đường. Hiện, cầu Thanh Trì lưu lượng xe tăng gấp 8 lần so với thực tế, cầu Vĩnh Tuy tăng 6 lần, đường Vành đai 3 với thiết kế cao tốc...

Đề cập tới vấn đề lưu thông tiền tệ, đại biểu Nguyễn Minh Đức (tổ đại biểu quận Hoàng Mai), nhà nước, chính quyền cần có chính sách tháo gỡ lưu thông bởi tiền tệ giống như mạch máu, phải thông suốt và bất động sản khó khăn đang cần có giải pháp tháo gỡ.  Đối với chính sách về phát triển nông nghiệp, đề nghị HĐND thành phố có giám sát trong năm 2023, các chính sách ưu đãi với người nông dân làm trang trại. Về di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội đô, Chính phủ đã có nghị quyết về việc di dời, nhưng cơ chế tài chính cho việc di dời thế nào, và thời hạn di dời chưa quy định rõ. Do đó, Thành phố cần rà soát lại, có quy định rõ về thời gian. Về cấp nước sạch ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nhà đầu tư đầu tư sẽ bị lỗ, khó thu hồi vốn, trong khi người dân vẫn có thói quen dùng nước giếng, chưa mặn mà với nước sạch bởi sử dụng phải mua. Do đó, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư và trợ giá cho người dân ở khu vực đó. Nếu không có cơ chế, chính sách, nhà đầu tư sẽ không mặn mà với các khu vùng sâu vùng xa; dẫn đến khó đạt được chỉ tiêu về nước sạch.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức cũng đề nghị thành phố tháo gỡ về việc thiếu trường công lập ở khu đô thị như ở khu vực quận Hoàng Mai, về quy hoạch có vấn đề, một số dự án triển khai nhưng đang “tắc” thủ tục, chưa xây được trường.

Tiếp tục đề xuất gỡ khó cho đầu tư công và dự án chậm triển khai

Bí thư Quận ủy Nam Từ Liêm Trần Đức Hoạt cho hay, một trong các hoạt động quan trọng là đầu tư. Tuy nhiên, nhiều công trình trọng điểm không đạt tiến độ đề ra, ít công trình đi vào sử dụng cho thấy sự dàn trải, kém hiệu quả. Những điểm nghẽn rất lớn của đầu tư công vẫn chưa giải quyết được. Là vấn đề khó, Hà Nội phải là địa phương đi đầu cùng Chính phủ tháo gỡ. Có tiền đầu tư đã khó mà không sử dụng được là vấn đề.

Bí thư Quận ủy Nam Từ Liêm cũng nêu về những điểm nghẽn trong giao đất, đấu giá, đấu thầu. Trong đó, có những dự án mặt bằng đất sạch nhiều năm nhưng chưa được giao đất...

Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Quí Tiên thừa nhận, qua các ý kiến, cho thấy cơ chế, thể chế còn chậm. Qua giám sát của HĐND Thành phố, có 404 dự án chậm triển khai, và qua rà soát của các quận, huyện, có thêm 173 dự án chậm triển khai phát sinh. Trong khi, các dự án này thu hồi cũng khó, triển khai cũng khó, ở đây là do thể chế; và xử lý như thế nào thì chưa có lời giải.

Theo Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Nguyễn Doãn Hoàn – Tổ trưởng Tổ 5, đối với một số tồn tại hạn chế lịch sử để lại, nếu không có căn cơ, xây dựng phương án tổng thể, chi tiết cụ thể thì chúng ta không giải quyết được. Trong đó, đối với các dự án chậm triển khai, nếu không xây dựng chi tiết từng dự án, cơ chế báo cáo Thủ tướng, Thành phố thì sẽ không giải quyết được.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(PNTĐ) - Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).