Gái mại dâm lại "xuống đường"

Chia sẻ

PNTĐ-Xóa bỏ tệ nạn mại dâm tại Hà Nội là việc làm lâu dài, nhưng dẹp gái mại dâm xuống đường ở những nơi công cộng là việc các cơ quan chức năng Hà Nội cần khẩn trương vào cuộc.

 
“Chốn cũ em về”
 
Chị Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số II (TT) cho biết: Không chỉ năm 2012 mà từ nhiều năm trước, sau mỗi đợt gái mại dâm (GMD) hết thời hạn tập trung chữa bệnh, giáo dục (trung bình 300 học viên/năm) trở về, họ đều tâm sự với chị “chúng em trở lại “nghề” cũ hết rồi. Ai trước đứng đâu nay lại về đó đón khách…”.  Nơi các cô tụ tập đều nằm trong danh sách 24 tụ điểm mại dâm (MD) công cộng vốn đã từng dai dẳng tồn tại trong thành phố (TP). Tháng 10/2012, 19/24 tụ điểm đã bị triệt phá, 5 tụ điểm còn lại, GMD không dám công khai hoạt động nhưng đầu tháng 4/2013, chúng tôi cùng tổ cán bộ nghiệp vụ - Chi cục phòng chống TNXH tiến hành khảo sát các địa bàn này, và ghi nhận sự trở lại của GMD.
 
Gái mại dâm lại
GMD đón khách tại khu vực gần cổng Bệnh viện Hữu Nghị
(Ảnh chụp hồi 21h15 phút, ngày 12/4/2013)
 
Đêm 5/4, mới 19h15 mà  tại ngã ba Nguyễn Huy Tự - Trần Khánh Dư (quận Hai Bà Trưng) đã có 6 GMD dàn hàng ngang trên vỉa hè. Cứ khoảng 15 phút lại có một người đàn ông đi xe máy tấp vào. Đôi bên trao đổi nhanh, sau đó các cô lần lượt theo khách đi về phía các nhà nghỉ phường Bạch Đằng. Ngã tư Trần Bình Trọng – Nguyễn Du, khu vực giáp hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng), 6 GMD tuổi ngoài 40, quần cộc, áo trễ, dựng xe máy rồi tựa người vào xe ngả ngớn ngay dưới lòng đường. Phố Phạm Ngũ Lão, vị trí gần ngã ba giao cắt phố Tràng Tiền, có 7 đối tượng đứng gốc cây đợi khách. Quận Hà Đông - khu vực ngã ba Ba La, gần đường tàu rẽ sang đường 21B đi Chùa Hương có 3 quán đèn mờ - 15 cô gái ăn mặc hở hang quanh quẩn vào ra. Tưởng 3 cán bộ Chi cục là khách “sộp”, các cô đon đả, “180.000 đồng/lần. Qua đêm là 500.000 đồng (bao gồm cả tiền phòng)”. Khi tháo lui, các anh liền bị GMD  “đốt vía”. Vừa đốt các cô vừa chửi “chưa mở hàng đã gặp phường dấm dớ…”.
 
Đêm 11/4, trên vỉa hè gần bệnh viện Hữu Nghị (quận Hai Bà Trưng) có  11 GMD. Một cô đi xe máy bám theo cán bộ trong đoàn, “Anh ơi có đi với em không…”. Đường Liễu Giai (quận Ba Đình) có 8 GMD. Các cô đều đã cứng tuổi (40-50), chỉ có một cô gái bị câm  tuổi chưa đến ba mươi. Tại đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa), GMD tập trung  đông tại ngõ 107 chờ các chủ quán karaoke gọi mỗi khi có khách. Khu vực này thường xuyên diễn ra cảnh các đối tượng bảo kê, xe ôm, chở kẹp 3 - kẹp 4 đưa gái đến các nhà hàng, gây mất an toàn giao thông và trật tự xã hội…

Cần dẹp ngay GMD “xuống đường” ở nơi công cộng
 
Được sự giúp đỡ của chị  Nguyễn Thị Thanh Thủy, P.Chi cục trưởng Chi cục phòng chống TNXH , chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với  8 chị em từ TT trở về. Họ cho biết: “đã được Chi cục phổ biến việc TP hỗ trợ tiền học nghề, sắm đồ đạc để mở dịch vụ, làm buôn bán nhỏ…”. Vậy mà nay chỉ còn 2/24 GMD người HN theo học lớp dạy nghề (làm đẹp).
 
Các cô chia sẻ: “Chúng em đã hết thời xuân sắc, nhiều người nghiện ma túy, bị gia đình ruồng bỏ, xã hội khinh rẻ. Đi học nghề không mất tiền nhưng cái ăn, cái mặc hàng ngày vẫn phải tự lo. Muốn được hỗ trợ tiền mở cửa hàng phải xin xác nhận của chính quyền, thủ tục rất nhiêu khê…”. Xét về nguyên nhân khách quan, khi gặp phải những rào cản đó, GMD lại muốn sống khép mình. Về phía chủ quan, GMD là những người ham hưởng thụ, muốn được làm những việc có thu nhập cao, nhưng lại không có trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc… và việc trở lại với “nghề cũ” là… tất yếu.
 
Hiện nay, xã hội đã có cái nhìn cởi mở, nhân văn hơn đối với người bán dâm. Họ không phải vào TT, không bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường. Nếu vi phạm, họ cũng chỉ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 – 300 ngàn đồng, nếu tái phạm sẽ bị phạt từ  5 – 10 triệu đồng. Thế nên, cộng với thái độ “chưa muốn hoàn lương” của GMD và việc cơ quan chức năng không được áp dụng chế tài nào khác ngoài biện pháp phạt tiền (việc này rất khó thực hiện vì tiền của GMD do bảo kê nắm giữ), tệ nạn MD lại tiếp tục tái diễn.   
 
Xóa bỏ tệ nạn MD tại HN là việc làm lâu dài, liên quan đến những giải pháp tổng thể, nhưng, dẹp GMD xuống đường ở những nơi công cộng là việc các cơ quan chức năng Hà Nội cần khẩn trương vào cuộc. Chúng tôi cho rằng, việc “tạm giữ GMD sau 24h rồi lại thả ra” mà Phòng CSĐT TP về TTXH – CATP đang thực hiện không phải là “thượng sách”. Biện pháp hiệu quả nhất lúc này là CA các xã, phường, thị trấn nghiêm túc thực hiện quy định của ngành về tuần tra địa bàn, đặc biệt là vào khung giờ 19h30 -  23h – thời điểm GMD “xuống đường” bắt khách.

Hồng Liên

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.