Xử lý chấn thương mắt

Chia sẻ

PNTĐ-Bạn thường xuyên hoạt động thể thao, giải trí ngoài trời như bơi lội, đi bộ... nhằm nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, những hoạt động này khiến đôi mắt của bạn bị chấn thương...

 
Xử lý chấn thương mắt - ảnh 1
Ảnh minh họa
  
Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở mắt, cần được nhanh chóng xử trí.
 
Khi bị chấn thương về mắt
 
Các chấn thương về mắt thường gặp, chẳng hạn như những vết thương xuyên thủng do tai nạn, cần phải điều trị ngay lập tức hoặc phẫu thuật để ngăn chặn các tổn thương dẫn đến mất thị lực. Tuy nhiên, đối với các trầy xước nhỏ trên bề mặt, sau khi khám bác sĩ, bạn chỉ cần dùng thuốc theo đơn và theo dõi đúng cách để bảo đảm rằng các biến chứng như nhiễm trùng mắt không xảy ra. Trầy xước giác mạc có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do vô tình chọc tay vào mắt, hoặc do dụi mắt liên tục khi gặp vật thể lạ (cát, bụi...). Trầy xước giác mạc khiến cho mắt rất nhạy cảm với ánh sáng và gây ra cảm giác khó chịu.
 
Trong trường hợp nếu bạn nghi ngờ bị trầy xước giác mạc, cần nhanh chóng đến khám bác sĩ, hoặc các trung tâm chăm sóc, cấp cứu để tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời. Trầy xước cũng có thể làm cho mắt của bạn dễ bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn hay nấm. Một số loại vi khuẩn và nấm có thể xâm nhập qua vết xước, gây ra các tổn thương nghiêm trọng rất nhanh, trong vòng 24 giờ, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Điều này có nhiều khả năng xảy ra nếu như tác nhân gây trầy xước mắt là những vật thể cáu bẩn. Đối với những vết xước bắt nguồn từ móng tay trẻ em, cành cây... nhiều khi lại chính là nguyên nhân gây nên nhiễm trùng mắt.
 
Nếu bạn bị xước giác mạc, đừng nên dụi mắt và cũng không nên bịt mắt bị thương. Cần nhắm mắt nhẹ hoặc băng hờ một lớp gạc mỏng. Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra mắt bị thương. Còn đối với chấn thương gây ra các tổn thương cho mắt và các bộ phận quanh mắt như: tụ máu, bầm mi mắt, hốc mắt; chảy máu trong mắt: xuất huyết kết mạc, võng mạc... tổn thương các tổ chức của mắt như: thể thủy tinh, võng mạc, thần kinh thị... thì cần xử trí đúng bằng cách sử dụng băng che mắt lại rồi đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để được khám và điều trị. Nếu là chấn thương xuyên thủng có gây rách và chảy máu nên phải cầm máu ngay, có thể sử dụng kháng sinh nhỏ mắt thông dụng như chloramphenicol,... và băng mắt lại, sau đó đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để được khâu và điều trị vết thương.
 
Bị chắp, lẹo
 
 Chắp và lẹo là những bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. Hai bệnh này khác nhau nhưng hay bị nhầm lẫn. Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. Việc phân biệt chắp và lẹo giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Lẹo là tình trạng viêm cấp tính tuyến chân lông ở da mi. Khi mắc người bệnh cảm thấy vướng, khó chịu, nóng ở bờ mi, khi sờ cảm thấy đau. Sau vài ngày thì sưng tấy lên và tạo mủ vàng. Còn chắp là tình trạng viêm tuyến sụn mi (tuyến Meibomius) mạn tính. Các chất tiết trong túi tuyến ứ lại và làm phình túi tuyến lên. Chắp ửng đỏ là chắp viêm, thường gặp ở bên trong mi mắt. Chắp lạnh không có dấu hiệu viêm, hơi gồ lên như hạt đậu ở bên ngoài. Chắp hay tái phát, thường phải phẫu thuật lấy hết vỏ bọc của chắp thì mới hết tái phát.
 
Khi mắc bệnh, cần nhỏ thuốc nước và tra thuốc mỡ có chứa kháng sinh bên mắt bị viêm, kết hợp với sử dụng kháng sinh toàn thân theo chỉ định của bác sĩ. Có thể sử dụng chườm khăn nóng ẩm đắp lên mắt mỗi ngày vài lần (khăn mặt nhúng nước ấm vắt khô). Mỗi lần từ 3-5 phút. Chườm nóng tại chỗ có tác dụng giảm viêm. Rửa tay trước khi tra thuốc mỡ cho mắt hay tra thuốc nhỏ mắt. Chú ý: Không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị. Đề phòng chắp, lẹo, bạn cần bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi đi đường.
 
    BS. Lam Giang

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.