Hồi âm bài báo: “Nghĩa tình thầy trò thời @”

Chia sẻ

PNTĐ-Sau loạt bài “Nghĩa tình thầy trò thời @” đăng trên báo PNTĐ số 41 đến 44, nhiều độc giả đã gửi hồi âm về báo, chia sẻ kỷ niệm, lòng biết ơn về những người thầy của mình.

 
 Báo PNTĐ xin trích đăng một vài ý kiến:
 
Đỗ Minh Tuệ, cựu sinh viên khóa 10 (2003-2007), ĐH DL Phương Đông:
 
Trong những năm học đại học, tôi thực sự cảm động trước tấm lòng của thầy giáo 7x Mai Chánh Cường, khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh với học sinh. Bề ngoài của thầy Cường rất trẻ trung, nhưng thầy lại rất kỹ tính trong nghề nghiệp. Nếu ai đó nghĩ sinh viên muốn học  sao cũng được thì đã nhầm, nếu như họ được học thầy Cường. Thầy nổi tiếng vì chữa bài cho SV rất kỹ, chăm chút từng câu chữ. Nhưng, điều làm nên điểm khác biệt ở thầy Cường, là thầy vẫn quan tâm theo sát sinh viên ngay cả khi chúng tôi đã ra trường 5 năm, 10 năm.
 
Khi cần khởi nghiệp, chúng tôi lại tìm đến thầy để được thầy giúp đỡ. Thầy có thể “phượt” quán nước vỉa hè cả buổi để truyền cho chúng tôi hiểu biết của thầy về kinh doanh khởi nghiệp. Hơn thế, thầy còn theo sát cả cuộc sống của trò, biết tôi đang yêu ai, chơi với bạn nào, gặp khó khăn gì. Với tôi, thầy không chỉ là thầy, mà còn giống như anh trai.

Nguyễn Sơn Bình: cựu học sinh trường THCS Khải Xuân, Phú Thọ
 
Gần 30 năm đã qua, bao thế hệ học trò trưởng thành nhưng thầy Vi Mạnh Tường, cựu giáo viên trường THCS Khải Xuân vẫn vậy. Khi còn là học sinh, thầy Tường từng bị tai nạn và bị cắt mất bàn tay phải khi chỉ cách kỳ thi chuyên Toán khoảng hai tháng. Bằng nghị lực phi thường, thầy vừa nằm viện, vừa tập viết bằng tay trái, vừa ôn thi chuyên Toán và đã đỗ vào trường chuyên Toán Hùng Vương.
 
Sau này khi trở thành nhà giáo, thầy đã mang theo tinh thần ấy truyền lại cho chúng tôi. Thầy viết bảng bằng tay trái mà chữ rất đẹp. Bao nhiêu thế hệ học trò ngày đó đã được thầy dạy và động viên, đều thi đỗ chuyên Toán. Thầy đã tìm ra tố chất của tôi trong đám trẻ mải chơi, sau đó chủ động tìm tới gặp bố mẹ và đề xuất kèm thêm môn Toán cho tôi. Nhà thầy cách nhà tôi hơn 5km đường đồi, suối nhưng thầy vẫn đi chiếc xe đạp không có phanh để dạy tôi, sau đó trở lại nhà vào lúc 11 giờ đêm dù đường trơn, dốc cao và có lúc nước lũ tràn về. Đặc biệt, ngày đó, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng thầy vẫn dạy kèm các học sinh yêu môn Toán mà không lấy tiền bất kỳ ai.
 
Nhân dịp 20/11, tôi xin gửi lời kính chúc thầy sức khỏe để tiếp tục đào tạo nhiều thế hệ học sinh thân yêu.

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.