Hội LHPN huyện Gia Lâm: Nhiều mô hình bảo vệ môi trường nông thôn

Chia sẻ

PNTĐ-Hội LHPN huyện Gia Lâm vừa tổ chức hội nghị “Đánh giá kết quả thực hiện các mô hình hoạt động năm 2017”...

 
Hội LHPN huyện Gia Lâm vừa tổ chức hội nghị “Đánh giá kết quả thực hiện các mô hình hoạt động năm 2017”, trong đó ghi nhận nhiều mô hình được thực hiện hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn.
 
Hội LHPN huyện Gia Lâm: Nhiều mô hình bảo vệ môi trường nông thôn - ảnh 1
Cán bộ Hội thăm cơ sở sản xuất gốm của gia đình chị Thu Hà
(xã Kim Lan)
 
Trước đây, việc vứt bừa bãi vỏ thuốc bảo vệ thực vật ngay tại bờ ruộng, kênh mương ở các cánh đồng đã trở thành thói quen của nhiều người. Hội PN huyện đã chỉ đạo mô hình điểm “Sạch đồng ruộng trong sản xuất rau an toàn” tại chi hội phụ nữ thôn Đổng Xuyên, xã Đặng Xá.
 
Tại đây chị em thực hiện thu gom túi ni lông, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật làm sạch đồng ruộng. Sau mỗi lần đi phun thuốc trừ sâu, bón phân cho rau, lúa... vỏ chai, lọ thuốc trừ sâu còn thừa đều được người dân tập kết đúng nơi quy định để tiến hành xử lý. Đến nay, Hội PN đã tổ chức 4 đợt ra quân vệ sinh đồng ruộng, thu gom được 132kg rác thải, vỏ bao bì. Hội Phụ nữ các xã còn tham mưu với Đảng ủy gắn 5 biển khu đồng sản xuất rau an toàn.
 
Chị Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch Hội LHPN xã Đặng Xá cho biết: Hội PN xã đã tiến hành tuyên truyền trên loa truyền thanh, lồng ghép tại các buổi sinh hoạt chi hội về vai trò của bảo vệ môi trường xanh sạch. Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng tại chi hội thôn Hoàng Long với 59 hội viên đăng ký tham gia mô hình.
 
Một mô hình cũng phát huy hiệu quả là mô hình “Phụ nữ làng nghề sản xuất gốm sứ an toàn, bảo vệ môi trường” được triển khai tại xã Kim Lan. Chị Nguyễn Thu Hà là một trong những người đã có nhiều năm gắn bó với nghề gốm sứ đồng thời tiên phong đăng ký tham gia thực hiện mô hình này cho biết: Người dân xã Kim Lan có nghề sản xuất gốm, sứ truyền thống lâu đời. Trước đây, đa số các hộ dân sử dụng lò than nung gốm, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của mình mà còn gây ô nhiễm môi trường...
 
Thời gian gần đây, nhờ Hội PN vận động, tuyên truyền việc đổi mới công nghệ nung từ lò than truyền thống sang lò gas, đã góp phần tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau khi đổi mới công nghệ nung, các hộ làm nghề đã tiết kiệm được khoảng 70% năng lượng tiêu thụ và giảm hơn 80% lượng khí CO2 thải ra môi trường. Đến nay Hội đã vận động được 25 hộ gia đình hội viên chuyển đổi sản xuất gốm sứ từ lò hộp sang lò ga, tăng được 5 hộ so với kế hoạch đề ra.
 
Chị Nguyễn Thị Hương Trà, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Năm 2017, Huyện Hội còn đẩy mạnh tuyên truyền trong mỗi gia đình hội viên phụ nữ thực hiện phân loại rác thải tại nguồn; cải tạo vườn, trồng cây có giá trị kinh tế, tạo màu xanh giữ gìn môi trường; vận động các chị em sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, chế biến thực phẩm, xử lý nước thải sinh hoạt gia đình hợp vệ sinh; hiện đã có 3 chị hội thành lập mô hình “Thay đổi thành vi trong an toàn thực phẩm” tại xã Yên Viên, xã Dương Xá và Đông Dư nhằm cung cấp những sản phẩm an toàn ra thị trường.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể

(PNTĐ) -Sáng ngày 25/4/2024, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Đoàn Chủ tịch TW Hội và Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Những giọt nước mắt đậm ân tình

Những giọt nước mắt đậm ân tình

(PNTĐ) - Chiều ngày 13/4,  Hội LHPN quận Cầu Giấy tổ chức nghiệm thu công trình Mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ đặc biệt khó khăn trên địa bàn phường Mai Dịch. Xen lẫn những tiếng cười vui vì diện mạo mới của căn nhà là những giọt nước mắt xúc động, chan chứa tình cảm của lãnh đạo, người dân và các hội viên phụ nữ.