Hiểm nguy tiềm ẩn trong những vỏ bình gas nhái

Chia sẻ

PNTĐ-Liên tiếp trong thời gian gần đây, cơ quan quản lý thị trường Hà Nội phát hiện hàng ngàn bình gas bị tháo bỏ van bình...

 
Liên tiếp trong thời gian gần đây, cơ quan quản lý thị trường Hà Nội phát hiện hàng ngàn bình gas bị tháo bỏ van bình. Thực tế này cho thấy, việc kinh doanh gas trên thị trường đang có những dấu hiệu bị làm giả, cạnh tranh không lành mạnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ và gây thiệt hại về kinh tế
 
Hiểm nguy tiềm ẩn trong những vỏ bình gas nhái - ảnh 1
Những vỏ bình gas có dấu hiệu vi phạm bị cơ quan
Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ
 
Bình một nơi, gas một nẻo
 
Gas là loại khí đốt được nhiều gia đình tại Hà Nội sử dụng phổ biến. Do đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, khi được chuyển đến tay người tiêu dùng, bình gas phải đáp ứng được nhiều yêu cầu khắt khe và đủ điều kiện an toàn. Một bình gas đạt chuẩn được “ký cược” với giá khoảng 500.000 đồng/vỏ và người tiêu dùng có nghĩa vụ hoàn trả lại bình gas đã mượn. Số tiền này cũng tương đương với chi phí sản xuất bình tại các nhà máy.
 
Theo đại diện của công ty Hồng Hà Gas chiếm khoảng 80% trong tổng số tiền trên là chi phí để sản xuất van và thân bình (làm bằng thép SG255, dày 2.6mm) – những bộ phận quan trọng của bình gas để đảm bảo an toàn vận chuyển, an toàn cháy nổ trong quá trình người tiêu dùng sử dụng, 20% còn lại là cho tai và đế gas.
 
Do chi phí sản xuất bình lớn như vậy nên đã xuất hiện tình trạng chiếm dụng vỏ bình gas trái phép để biến bình đạt chuẩn của một đơn vị này thành bình của một cơ sở kinh doanh khác thông qua một số thao tác thủ công như “cắt tai mài vỏ” và dán logo mới ra ngoài. Sau đó, gas được chiết nạp trái phép vào các bình gas giả này và đưa ra thị trường, cung ứng cho người tiêu dùng.
 
Tại hiện trường, theo quan sát của phóng viên, nhiều bình gas của các thương hiệu khác nhau được tập hợp. Bề ngoài, những bình gas này không có gì khác biệt, chỉ khác nhau về màu sắc và logo. “Phải rất khó khăn chúng tôi mới tìm được đầu mối và thu gom các bình gas của mình bị làm giả”. Không ít bình đã bị mài vỏ, cắt tai, xóa sạch các dòng chữ dập nổi và dấu hiệu nhận biết bên ngoài đến mức, phải cắt đôi vỏ ra, tìm thương hiệu được dập nổi bên trong mới có thể nhận diện chính xác được. Theo thống kê của Hiệp hội gas Việt Nam, số lượng bình gas bị làm giả có thời điểm chiếm đến 30% (tương đương với hàng ngàn chiếc bình gas).
 
Thiệt đơn thiệt kép
 
Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh này không chỉ ảnh hưởng đến các đơn vị kinh doanh chân chính mà tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn với người tiêu dùng. Đã có không ít doanh nghiệp từ chối không thu mua bình gas do không đảm bảo tiêu chuẩn như đã bàn giao lúc đầu. Chưa kể, việc mài vỏ, cắt tai không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng. Nếu vấn đề bất trắc xảy ra trong quá trình sử dụng, hậu quả khó lường.
 
Tuy nhiên, vấn đề này người tiêu dùng không dễ nhận biết. Bởi lẽ, với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các điểm phân phối gas tại các khu dân cư có xu hướng giảm giá bán để hút khách. Chiêu trò trước đây là giảm bớt trọng lượng, giữ nguyên giá bán nhưng hiện nay, người tiêu dùng đã cảnh giác, yêu cầu phải có cân kiểm chứng trọng lượng trước khi giao hàng thì một số điểm phân phối lại tìm cách khác. Phổ biến nhưng lại khó phát hiện là tình trạng dùng bình của công ty để chiết gas của mình vào.
 
Theo phân tích của Hiệp hội Gas Hà Nội, do chỉ phải bỏ ra khoảng 20% trong tổng chi phí cho bình gas nên không ít đơn vị chào bán gas với giá rất rẻ để tăng thị phần. Tâm lý của người tiêu dùng thích mua hàng rẻ, ít khi quan tâm đến thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ. Nếu có thắc mắc thì cùng lắm họ chỉ yêu cầu đơn vị phân phối bán lẻ đổi cho bình mới hơn để có cảm giác an toàn hơn khi sử dụng, tránh cháy nổ.
 
Vì vậy, cùng với việc kiến nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý gian lận thương mại, Hiệp hội Gas Hà Nội khuyến cáo người tiêu dùng khi thay đổi bình gas cần chú ý đến phần tai và vỏ gas, không sử dụng bình gas đã có dấu hiệu bị mài vỏ, thiếu thương hiệu được dập nổi trên phần tay cầm (tai) của bình gas… “Khi bàn giao bình gas đầu tiên cho người tiêu dùng, các công ty đều cung cấp bình gas đạt chuẩn và nhận tiền đặt cọc của khách hàng. Nhận lại bình gas cũng phải là hành chính hãng thì các công ty mới thanh toán tiền đặt cọc cho khách hàng. Không đúng, khách hàng mất tiền đặt cọc này. Vì vậy, mỗi người tiêu dùng cần có trách nhiệm với tài sản của mình”

Minh Hà

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.