Những ngày đêm anh dũng tự hào bảo vệ thành Huế

Chia sẻ

PNTĐ-PNTĐ trân trọng giới thiệu hồi ức của nhà thơ Hoàng Cát – nguyên chiến sỹ Quân đoàn 4, trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường Thừa Thiên Huế...

 
Cùng với chiến trường miền Nam, mặt trận Quảng Trị, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân TP Huế đã giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của dân tộc, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và phải ngồi vào bàn đàm phán. PNTĐ trân trọng giới thiệu hồi ức của nhà thơ Hoàng Cát – nguyên chiến sỹ Quân đoàn 4, trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường Thừa Thiên Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
 
Những ngày đêm anh dũng tự hào bảo vệ thành Huế - ảnh 1
Các chiến sĩ phân đội 1 và 2 quân Giải phóng Trị - Thiên - Huế
nghiên cứu sa bàn trước khi tấn công trung đoàn 7 thiết giáp Ngụy.
(Ảnh tư liệu: Nguyễn Hồng Sáu/TTXGP)
 
Cuộc đời đẹp nhất trên trận chiến chống quân thù
 
Quân đoàn 4 của chúng tôi đóng quân trên rừng Trường Sơn ở cực Nam huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Đây là một vị trí chiến lược, hiểm hóc và hết sức lợi hại. Chúng tôi có thể kiểm soát được mọi hoạt động cả ngày lẫn đêm của địch từ đèo Phước Tượng đến đèo Phú Gia và kéo dài đến sát tận chân đèo Hải Vân ở phía Bắc.
 
Cuối mùa Đông năm 1967, hầu như toàn bộ khu vực chiến trường chúng tôi đóng quân mọi hoạt động quân sự có tính chất tác chiến, “đánh đấm” của Quân đoàn 4 khá là “im ắng”, thưa thớt và trầm xuống một cách lạ lạ, khác thường... Hầu khắp các đơn vị - từ hậu cần, tham mưu cho tới các tiểu đoàn trực tiếp chiến đấu ở phía tiền duyên, các đơn vị đặc công, công binh… đêm đêm từ Trường Sơn chiến khu xuống đồng bằng thu mua gạo của dân, gùi lên căn cứ. Sau này chúng tôi mới được biết, các cán bộ quan trọng nhất của Đoàn ra Hà Nội hay lên Quân khu bộ Trị - Thiên – Huế để nhận kế hoạch và nhiệm vụ tác chiến mới, hết sức đặc biệt, tuyệt đối bí mật, từ Trung ương đề ra…
 
Thời điểm đó, tôi là lính trực tiếp làm công tác về vũ khí - đạn (tức là quân giới nói chung) của Đoàn 4. Đội công tác của chúng tôi được bổ sung thêm ba cậu lính trẻ từ Bắc vào trong đại chiến dịch Mậu Thân. Chúng tôi thực hiện nhiệm vụ tháo lắp, sửa chữa tất cả các loại vũ khí của quân Giải phóng đang sử dụng trên chiến trường và thu được của địch sau các trận đánh – trong đó, đặc biệt nhiều là loại tiểu liên cực nhanh AR15 của Mỹ, pháo cối cầm tay M16, cối 81, 82…
 
Trước giờ G của lệnh Tổng tiến công và nổi dậy trên chiến trường miền Nam, đặc biệt là chiến trường Thừa Thiên – Huế, tâm trạng của chúng tôi đều bồi hồi, náo nức đến tột cùng. Không thể nào diễn tả hết bằng lời cho được, nhất là trước  bữa cơm Tất niên chiều 30 Tết Mậu Thân ấy. Tôi còn khắc ghi hình ảnh của Trưởng ban hậu cần Đoàn 4, người đại úy già từ thời kháng chiến chống Pháp tên là Khôi, đã xúc động đến trào nước mắt, nghẹn ngào thông báo quyết định to lớn và hệ trọng – mà ai ai trong tất cả chúng ta đang có mặt ở đây cũng đều âm thầm mong đợi từng ngày, từng phút, từng giây…
 
Đó là giờ G của chiến trường chúng ta sắp được điểm rồi. Chỉ vài giờ nữa thôi, toàn bộ quân và dân ta sẽ đồng loạt nổi dậy tổng tiến công vào tất cả các căn cứ quân sự quan trọng nhất của Mỹ ngay giữa lòng TP Huế thân thương của chúng ta!!!... Niềm vui sướng, nỗi xúc động trong trái tim mỗi người, cùng lúc đã vỡ òa thành những dòng lệ thiêng liêng và cao đẹp đến vô cùng. Trong  căn hầm chữ A rộng chừng ba mươi mét vuông, chúng tôi ôm chầm lấy nhau reo hò, hát vang bài ca quân hành với một tâm thế bừng bừng và sục sôi của những người đang được sống những giờ phút thiêng liêng và vô giá nhất của một đời người… Vui sướng và hoan hỉ đến nỗi, sướng đến nỗi không ai còn bụng dạ nào để thưởng thức bữa tiệc Tất niên chiều 30 Tết linh đình nữa.

Quật khởi chiến đấu
 
Ngay trong thời khắc Giao thừa, cùng với những cánh quân khác trên các mặt trận, đơn vị chúng tôi đã tiến công xuống đồng bằng, anh dũng chiến đấu, thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương, tiêu diệt và tiêu hao được một bộ phận quan trọng sinh lực địch, chiếm giữ TP Huế trong một số ngày. Quân địch bị bất ngờ, hoảng loạn. Nhân dân và các lực lượng ta ở TP Huế cũng nhất tề nổi dậy diệt ác, phá kìm, cùng khởi nghĩa giành chính quyền.
 
Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian rất ngắn, quân và dân ta đã chiếm được hầu hết các mục tiêu chủ yếu đề ra, làm chủ TP Huế. 9 giờ ngày Mồng Một Tết, lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng đã tung bay trên đỉnh kỳ đài của Đại Nội Huế, báo hiệu TP Huế đã được giải phóng. Chiến công này thực sự to lớn, chóng vánh, gây chấn động thế giới. Niềm vui, tự hào và hạnh phúc, chúng tôi đã chiếm giữ và làm chủ TP Huế thân yêu của Tổ quốc trong một thời gian nữa sau đó, góp phần làm nên một chiến công bất hủ trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam.
 
Một nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại TP Huế vẫn mãi mãi là một chiến công xuất sắc, hội tụ ý chí và sức mạnh quật cường của con người và dân tộc Việt Nam, biểu hiện sức sáng tạo và tài thao lược trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhà thơ Hoàng Cát

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương, tôn vinh 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu của Thủ đô trong phong trào thi đua yêu nước

Biểu dương, tôn vinh 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu của Thủ đô trong phong trào thi đua yêu nước

(PNTĐ) - Sáng 8/5/2024, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Hội LHPN Hà Nội và Ban Đại diện Hội người cao tuổi Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt, biểu dương 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2024. Đây là chương trình ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024), 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).
Cách làm hay trong phát triển Đảng gắn với quản lý, sàng lọc đảng viên tại Hà Nội

Cách làm hay trong phát triển Đảng gắn với quản lý, sàng lọc đảng viên tại Hà Nội

(PNTĐ) - Sáng 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức sơ kết thực hiện đề án số 20-ĐA/TU ngày 24/10/2022, Quy định số 09-QĐ/TU ngày 24/10/2022 và Kế hoạch số 121- KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Tại hội nghị, nhiều đại biểu chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay công tác phát triển đảng viên, triển khai ứng dụng 2 phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và "Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” của Đảng bộ thành phố.
Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

(PNTĐ) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo  thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố - Trưởng 02 Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Chung sức, chung lòng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại

Chung sức, chung lòng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại

(PNTĐ) - Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính ôn lại chiến thắng lịch sử Điện Biên Phú, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các vị lãnh đạo, lão thành cách mạng; tưởng nhớ công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, bộ đội, thanh niên xung phong, dân công và đồng bào địa phương, đồng bào cả nước... chung sức, chung lòng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại ngày 7/5/1954.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo dâng hương Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo dâng hương Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngay trước Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 7/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn đã đến dâng hương Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.