Tiếp tục khơi dạy tự hào nét hào hoa Tràng An

Chia sẻ

PNTĐ-Sở GD-ĐT Hà Nội vừa tổ chức hội nghị đánh giá quá trình triển khai giảng dạy Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho học sinh Thủ đô”...

 
Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá quá trình triển khai giảng dạy Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho học sinh Thủ đô” giai đoạn từ năm học 2012-2013 đến năm học 2017-2018. Nhìn chung qua 5 năm thực hiện, Bộ tài liệu đã góp phần gìn giữ và phát huy nét đẹp truyền thống “chẳng thơm cũng thể hoa nhài” của người Tràng An trong học sinh Hà Nội.
 
Tiếp tục khơi dạy tự hào nét hào hoa Tràng An - ảnh 1
Nữ sinh Hà Nội

Bước đi đúng hướng
 
Theo ông Lê Ngọc Quang, Phó GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội, từ năm học 2012 - 2013, Sở đã chỉ đạo 100% các trường THPT, THCS, Tiểu học triển khai giảng dạy Bộ tài liệu. Qua đó, đã định hướng và chỉ dẫn hành vi cá nhân trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh. Nội dung Bộ tài liệu tập trung vào 5 vấn đề cơ bản: khái niệm thanh lịch - văn minh, phong cách thanh lịch - văn minh, giao tiếp thanh lịch - văn minh/ứng xử thanh lịch - văn minh nơi công cộng, ứng xử thanh lịch - văn minh với thiên nhiên, môi trường. Tùy theo từng cấp học, các nội dung được đề cập theo mức độ cao hơn, khái quát hơn.
 
 Riêng trong năm học 2017-2018, theo sự chỉ đạo của Sở, các trường đã đa dạng hóa hình thức tổ chức giảng dạy bộ tài liệu với những trải nghiệm sân khấu hóa, khám phá di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội; tổ chức các cuộc thi viết về nếp sống thanh lịch - văn minh của người Hà Nội. Các phòng GD-ĐT, các nhà trường thường xuyên khuyến khích giáo viên cập nhật, gắn các nội dung của Bộ tài liệu với thực tế, giúp các em học sinh thấy được vẻ đẹp hiện hữu trong đời sống hàng ngày…
 
 Qua thời gian thực hiện cho thấy, Bộ tài liệu đưa vào giảng dạy đã góp phần không nhỏ trong việc khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ học sinh ngày nay được kế thừa truyền thống thanh lịch, nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội, đặc biệt là sau khi Thành phố ban hành Quy tắc ứng xử; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng nếp sống thanh lịch - văn minh ở Thủ đô; từng bước tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành vi cho học sinh, giúp đào tạo, xây dựng thế hệ người Hà Nội thanh lịch - văn minh…
 
Theo bà Nguyễn Thu Trang, giáo viên trường THCS Dương Xá, huyện Gia Lâm sau quá trình triển khai giảng dạy Bộ tài liệu, học sinh trường THCS Dương Xá đã có chuyển biến tích cực như thực hiện tốt nội quy, nề nếp kỷ luật hàng ngày: giảm thiểu hiện tượng bạo lực trong học đường; các em tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, giảm thiểu hiện tượng vi phạm luật giao thông của học sinh; trường không có học sinh mắc tệ nạn xã hội…
 
Trong khi đó, đại diện trường tiểu học Nhân Chính, quận Thanh Xuân cũng cho rằng, Bộ tài liệu đã giúp nâng cao nhận thức, ứng xử văn minh trong giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Điển hình như ở trường Nhân Chính, cha mẹ học sinh không còn mặc áo ngủ khi đến trường đón con em, không phóng xe máy vào trường; giáo viên của trường mặc áo dài khi lên lớp vào một số ngày trong tuần, qua đó tạo nên nét đẹp trong môi trường sư phạm.
 
Chỉnh sửa để giảng dạy tốt hơn
 
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng chỉ ra những điểm còn hạn chế với mong muốn Bộ tài liệu trong thời gian tới sẽ được hiệu chỉnh để đạt kết quả tuyên truyền cao hơn.
 
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy, một số tình huống được nêu trong bài trong Bộ tài liệu chưa sinh động và mang tính phổ biến, chẳng hạn dạy HS cách giao tiếp với thầy cô giáo tại… bể bơi; Ngoài ra, nhiều vấn đề mới phát sinh trong xã hội hiện đại như văn hóa xe buýt, tình trạng nghiện games, văn hóa nói điện thoại… lại chưa có. Bộ tài liệu giáo dục học sinh phải tôn trọng người lao động chân tay nhưng bỏ quên người lao động trí óc. Ngoài ra, Hà Nội là thành phố Vì hòa bình, nhưng trong Bộ tài liệu lại chưa giới thiệu cho học sinh Hà Nội về giá trị hòa bình. Ông Tuấn đề xuất, trong thời gian tới, các nhà biên soạn nên nghiên cứu, bổ sung vào Bộ tài liệu thêm nhiều tư liệu lịch sử để học sinh hiểu hơn về Hà Nội xưa và có sự so sánh, tham chiếu với Hà Nội nay…
 
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, giáo viên trường THPT Trương Định, Bộ tài liệu nên khắc họa được những nét riêng có của văn hóa Tràng An so với các địa phương khác, qua đó giúp khơi gợi trong các em niềm tự hào, cao hơn là kế thừa những nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. 
 
Tại trường tiểu học Tân Hội A, huyện Đan Phượng, HS từ lớp 1 đến lớp 5 đều đã được học Bộ tài liệu với thời lượng 1 tiết/tuân trong10 tuần đầu của năm học trong hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, đại diện nhà trường cũng thấy rằng, nhiều lời khuyên về ứng xử dành cho học sinh lớp 1 còn hơi dài, trong khi thời điểm được tiếp cận Bộ tài liệu, nhiều em vẫn chưa đọc thông viết thạo.  
 
Theo nhiều giáo viên, hiệu quả giảng dạy Bộ tài liệu còn phụ thuộc rất lớn vào tâm huyết, khả năng của người đứng lớp cũng như việc tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Đại diện trường THCS Gia Thụy, quận Long Biên cho biết, trong quá trình triển khai Bộ tài liệu các giáo viên của trường luôn cố gắng biến giờ dạy trở nên sinh động, không mang tính lý thuyết suông. Chẳng hạn, dạy về bài Tiếng nói người Hà Nội cho học sinh lớp 7, cô giáo đã cho học sinh nghe bài hát “Hà Nội 12 mùa hoa” để các em tự hào hơn về Hà Nội; cho học sinh xem trích đoạn phim “Em bé Hà Nội” nhằm giúp các em hiểu về cách nói tế nhị, sâu sắc của người Hà Nội… Bằng cách này, các học sinh đã thấu hiểu về những nét đẹp văn hóa một cách tự nhiên, sâu sắc.
Trung Thu

Tin cùng chuyên mục

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…
Tăng tốc học thi

Tăng tốc học thi

(PNTĐ) - Xưa nay, thi cử được xem là thước đo đánh giá mức độ hiểu biết cũng như khả năng nhận thức của mỗi người đối với các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Những áp lực trong giai đoạn thi cử là tình trạng chung của hầu hết các sĩ tử và người thân.
Quận Ba Đình đạt thành tích xuất sắc trong Hội thi Giáo viên dạy giỏi Thành phố cấp Tiểu học năm học 2023-2024

Quận Ba Đình đạt thành tích xuất sắc trong Hội thi Giáo viên dạy giỏi Thành phố cấp Tiểu học năm học 2023-2024

(PNTĐ) - Sáng ngày 11/4, tại Hội nghị tổng kết Hội thi "Giáo viên dạy giỏi Thành phố cấp Tiểu học năm học 2023-2024" của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình đã được tặng giấy khen tập thể xuất sắc trong công tác chỉ đạo Hội thi; 5/5 giáo viên của quận tham dự cấp Thành phố đều đạt giải với 2 giải Nhất và 3 giải Nhì.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn là Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn là Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 11/4/2024 thành lập Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029. Theo Quyết định này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029.