Tỉnh mộng

Chia sẻ

PNTĐ-Trái tim yêu thương, bao dung của anh đã làm chị tỉnh mộng làm giàu không chính đáng. Trong căn nhà bé nhỏ lúc này, tràn ngập không khí vui vẻ, mọi thứ giản đơn nhưng hạnh phúc biết bao.

 
 
Tỉnh mộng - ảnh 1
Ảnh minh họa

Buổi sáng tinh mơ, mặt trời dần nhú, anh thay đồ, chuẩn bị cơm nước mang theo đi làm. Thằng con trai lớn thò đầu ra khỏi giường:
 
- Ba ơi! Ba cho tiền con mua xôi ăn nha, cả tuần nay con toàn ăn cơm nguội đi học, con ngán quá ba ơi!
 
Anh nhìn con mà xót xa trong lòng. Móc trong túi ra mấy tờ tiền, anh đưa tiền cho con rồi xoa đầu nó. Vợ anh đứng gần đó liếc mắt. 
 
- Sao hôm qua kêu đưa tiền tôi đi chợ, anh nói không có, giờ tiền đó đâu ra?
 
Anh lấy 20 ngàn bỏ vào túi quần, số còn lại anh đưa cho vợ:
 
- Hôm qua, anh mới lấy tiền công làm thêm, tính đưa cho em mà quên…
 
Vợ anh tặc lưỡi, miệng lầm bầm khi nhìn mấy tờ tiền anh đưa. Anh đạp chiếc xe cà tàng ra ngõ. Ghé gánh xôi chị Ba đầu xóm, mua ăn lót dạ. Anh vừa đạp xe, vừa ăn, trong đầu nghĩ đến con trai, năm nay vào lớp 5, cố gắng cho nó học hành đến nơi đến chốn. Thân anh chỉ biết đọc, biết viết. Bố mẹ mất sớm, sống mồ côi. Ở nhờ nhà cậu, phải làm mà lo cái ăn, đâu ra có tiền mà lo đi học đàng hoàng. Từ năm 15 tuổi, anh đã quen với nghề bốc xếp, cố gắng làm lụng cốt để lo no ba bữa cơm. Anh siêng năng lại hiền, ai bảo gì làm đó, ai sai gì cũng được. 
 
Đám cưới anh chị cũng chỉ vài ba mâm đạm bạc. Chị mặc chiếc áo dài đỏ giản đơn không thêu hoa, trên mình vỏn vẹn chỉ đôi bông tai anh cố dành dụm mua cho vợ. Bấy giờ anh chị yêu nhau và nghĩ dù có ăn sơn hào hải vị, có lắm của giàu sang, đãi tiệc nhà hàng, cô dâu khoác lên mình chiếc váy hàng chục triệu đi nữa thì hạnh phúc vẫn là điều quan trọng.
 
Anh vui mỗi khi về nhà nhìn thấy vợ, con. Anh không ham nhậu nhẹt bê tha, không đàn đúm bạn bè. Anh làm lụng vất vả để vợ con được cái ăn, cái mặc. Cuối tháng lãnh tiền xong, anh chạy ù ra chợ mua cho con cái quần, tấm áo, chai sữa tắm thơm cho vợ. Làm bao nhiêu tiền anh đều đưa vợ cất giữ. Thế nhưng như vậy vẫn chưa vừa lòng chị. Lắm lúc chị cằn nhằn vì anh đưa tiền ít. 
 
Một hôm anh về tới nhà, nhìn thấy vợ ăn mặc như muốn đi đâu, anh hỏi:
 
- Em đi đâu vậy?
 
- Tôi đi kiếm việc làm. Ở nhà chờ mấy đồng tiền lương của anh, có ngày cả nhà ra đường ăn mày. Không có tiền cạp đất mà ăn à?
 
- Em… em đi làm việc gì?
 
- Có người giới thiệu tôi làm ở quán cà phê vào ban đêm. Chỉ cần làm vài tiếng bằng cả ngày lương của anh đó! Vừa lòng anh chưa?
 
Chị đi làm được vài ngày. Đêm nào cũng tận sáng mới về tới nhà. Anh buồn bã không nói gì. Anh hiểu chị muốn đi làm để một phần san sẻ gánh nặng gia đình với anh. Bản thân chị cảm thấy mình không phải là kẻ vô dụng chờ chồng đem tiền về cho mình. Có hôm 3h sáng chị về đến nhà, anh vẫn ngồi đó đợi chị. Chị vứt túi xách sang một góc, nằm dài trên giường. Dường như chị đã kiệt sức, anh ân cần ngồi xuống bên vợ, nắm lấy tay chị. Những vết chai sần trong lòng bàn tay anh làm chị khó chịu nhưng ấm áp vô cùng sau những nỗi ê chề bởi sự trêu ghẹo, sàm sỡ của mấy gã đàn ông ở quán cà phê. Mộng làm giàu từ công việc bán cà phê có thu nhập cao mà chị tưởng ban đầu tan vỡ.
 
Chị đã hiểu và thấm thía những công việc hàng ngày anh phải vất vả để vợ con đỡ nhọc nhằn. Đôi tay ấy đã đem cơm, đem áo về cho chị cho dù đó chỉ là những bữa cơm đạm bạc, nhưng đậm ân tình. Chị ngước mắt nhìn anh, từng giọt nước mắt cứ lăn dài trên má.   
 
- Tại sao anh không trách em, mắng em đi! Tại sao anh vẫn cứ ân cần, yêu thương một người vợ lúc nào cũng chỉ biết trách anh, chưa bao giờ ngọt ngào với anh? Anh ơi! em xin lỗi…
 
- Không sao em à! Chỉ cần em hiểu công việc của anh là đủ rồi.
 
Bây giờ, đời chị chỉ mong có anh bên cạnh trong những lúc thế này để chị được chở che mặc cho ngoài kia có hàng trăm hàng ngàn cạm bẫy đang bủa vây. Dần dần, mọi người không còn nghe tiếng chị nặng lời với chồng, con. Chị thương anh nhiều hơn và chị muốn bù đắp lại cho anh và con sau những lần chị gây ra tổn thương. 
 
Trái tim yêu thương, bao dung của anh đã làm chị tỉnh mộng làm giàu không chính đáng. Trong căn nhà bé nhỏ lúc này, tràn ngập không khí vui vẻ, mọi thứ giản đơn nhưng hạnh phúc biết bao.
 
Nguyễn Thị Mỹ Châu (Long An) 

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.