Xiếc Việt Nam: Cần “cú hích” truyền thông để tỏa sáng

Chia sẻ

PNTĐ-Gây được tiếng vang tại Britain’s Got Talent, nghệ sỹ Quốc Cơ, Quốc Nghiệp đã làm nức lòng người hâm mộ. Từ đây đặt ra câu hỏi cần làm gì để ngành xiếc Việt Nam được thế giới biết tới.

 
Xiếc Việt không chỉ có Quốc Cơ – Quốc Nghiệp
 
Trong đêm chung kết, tuy chỉ xếp thứ 5 ở bình chọn không lọt vào top 3, nhưng “dư chấn” từ tiết mục hai anh em nghệ sĩ xiếc họ Giang để lại cho khán giả quốc tế không hề nhỏ.  
 
Màn trình diễn đã khiến truyền thông nước ngoài sửng sốt và lên tiếng ca ngợi vì những kỹ năng xiếc quá tuyệt vời mà họ thể hiện. Các trang báo lớn như The Sun, Mirror, Metro đều đồng loạt sử dụng những mỹ từ như "sức mạnh đáng kinh ngạc", "tài năng khó tin", "màn phô diễn sức mạnh hoành tráng" dành cho hai nghệ sĩ Quốc Cơ - Quốc Nghiệp. Khi trở về nước, cặp anh em nghệ sĩ được chào đón như người hùng. 
 
Xiếc Việt Nam: Cần “cú hích” truyền thông để tỏa sáng - ảnh 1
Anh em Quốc Cơ - Quốc Nghiệp tại Britain's Got Talent 2018

 
Từ trường hợp của Quốc Cơ - Quốc Nghiệp, nhiều người đã cho rằng Việt Nam may mắn có được hai tài năng xiếc này để “mở mày mở mặt” với quốc tế. Tuy nhiên, sự thực những người trong nghề cho rằng Việt Nam không chỉ có riêng anh em Quốc Cơ – Quốc Nghiệp, nghệ thuật xiếc còn nhiều những nghệ sĩ khác đã mang lại vẻ vang cho đất nước, liên tục khiến các Liên hoan Xiếc quốc tế phải đứng dậy vỗ tay tán thưởng. 
 
Ngay chỉ mới năm vừa rồi đây thôi, nghệ sỹ Văn Thái và Thu Hường đã từng đoạt giải thưởng cao nhất tại Liên hoan Xiếc quốc tế Golden Circus lần thứ 33 tại Rome (Italia) hay hai nghệ sĩ Ngọc Ánh và Thu Thùy đã xuất sắc đoạt giải “Mái bạt vàng”, giải thưởng cao nhất tại Liên hoan Xiếc quốc tế Cuba Circuba 2017 diễn ra tại thủ đô La Habana, Cuba…
 
Quốc Cơ, Quốc Nghiệp cũng do thầy từ Liên đoàn xiếc đào tạo. Trả lời một phỏng vấn gần đây, NSND Tâm Chính cũng cho rằng, tiết mục của anh em Quốc Cơ - Quốc Nghiệp không phải là xuất sắc nhất đối với xiếc Việt, trước đây đã từng có cặp đôi diễn tiết mục này mà người làm đế trụ là phụ nữ.  
 
Làm sao để tài năng xiếc được “cháy”?
 
Trước khi tham dự Britain’s Got Talent, hai nghệ sĩ Quốc Cơ – Quốc Nghiệp từng là nghệ sĩ thuộc Liên đoàn Xiếc thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, hai nghệ sĩ đã rời đoàn và hoạt động tự do cho đến khi trở thành thí sinh tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng tại Anh. Điều này cũng phần nào cho thấy những khó khăn từ các đoàn xiếc khiến nghệ sĩ giỏi bứt phá ra hoạt động tự do và tìm đường đi riêng của mình. NSND Tâm Chính cũng nói, thành công của anh em Quốc Cơ - Quốc Nghiệp một phần chính là việc họ đã rời đoàn để tự do xây dựng hình ảnh cho mình, giúp tiếng tăm vang xa hơn. 
 
Chia sẻ với báo Phụ nữ Thủ đô, NSND Tạ Duy Ánh, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết: “Những nghệ sĩ  xiếc Việt Nam đã vượt qua rất nhiều khó khăn trong quá trình tập luyện để tham gia các cuộc liên hoan xiếc quốc tế tại nhiều nước có nền nghệ thuật xiếc phát triển như: Nga, Pháp, Italia, Tây ban nha, Đức, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên... và thường mang về nhiều huy chương Vàng, Bạc, được Hội đồng giám khảo quốc tế đánh giá cao về nghệ thuật.
 
Sau những cuộc thi này, xiếc Việt Nam được mời lưu diễn dài ngày ở nhiều quốc gia, đây là cơ hội để giới thiệu đến khán giả nhiều nước trên thế giới hiểu rõ hơn về xiếc Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự nhiều khán giả Việt biết đến nghệ thuật xiếc là vì vấn đề maketing và truyền thông của xiếc Việt Nam còn làm chưa tốt”. Ngành xiếc chưa có những “cú” đột phá để đưa khán giả đến với mình thông qua các kênh thông tin đại chúng, khiến xiếc luôn là lĩnh vực nghệ thuật âm thầm trên bản đồ nghệ thuật để phục vụ khán giả. 
 
Bản thân NSND Tạ Duy Ánh cũng nhìn thấy rằng thành tích của hai nghệ sĩ Quốc Cơ và Quốc Nghiệp được sự hỗ trợ mạnh của các phương tiện truyền thông.
 
Vì thế, để đưa xiếc Việt phát triển hơn nữa, ngoài sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự kiên tâm của nghệ sĩ với nghề thì cần một “cú hích” truyền thông để giúp đưa xiếc đến với nhiều khán giả hơn nữa, góp phần tạo tiếng vang cho bộ môn nghệ thuật nguy hiểm và đầy những khó khăn này.
 
Hải An

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.