Bức thiết vấn đề bảo tồn Khu di chỉ Vườn Chuối

Chia sẻ

PNTĐ-Vấn đề bảo tồn đang trở nên bức thiết khi Khu di chỉ Vườn Chuối nằm trong diện tích đất được giao xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch.

 
Vấn đề bảo tồn đang trở nên bức thiết khi Khu di chỉ Vườn Chuối nằm trong diện tích đất được giao xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch. Đó cũng là lý do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức cuộc tọa đàm đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối vừa qua.
 
Bức thiết vấn đề bảo tồn Khu di chỉ Vườn Chuối  - ảnh 1
Khu di chỉ Vườn Chuối

 
Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối nằm trên cánh đồng thuộc thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội, có diện tích 19.000m2. Di chỉ này nằm liền kề với một số di tích khác như gò Chùa Gio, gò Chiền Vậy, gò Rền Rắn... Các nhà khoa học khẳng định, đây là di chỉ có giá trị quý bởi di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối có niên đại kéo dài hơn 1.000 năm lịch sử, từ giai đoạn cuối của văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Đông Sơn.
 
Mặc dù được phát hiện từ năm 1969, nhưng mãi đến năm 2007, những cuộc khảo cổ Khu di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối đầu tiên mới được thực hiện từ công trình của khoa Lịch sử, trường đại học KHXH&NV Hà Nội. Tính đến nay, di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối đã trải qua 8 lần khai quật với diện tích 800m2.
 
Trong quá trình khai quật, các nhà khoa học phát hiện tồn tại ít nhất ba tầng văn hóa từ Đồng Đậu đến Đông Sơn. Các dấu tích như hố đất đen, cụm gốm, mặt bằng gốm đất nện, mộ táng... cùng các di vật với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau cho thấy giá trị rất lớn của di chỉ này. 
Nhiều người đặt câu hỏi, từ khi được phát hiện đến nay là cả một khoảng thời gian dài nhưng cơ quan chức năng chưa có động thái trong việc bảo tồn Khu di chỉ Vườn Chuối. Các nhà khoa học đã đề nghị các cơ quan chức năng bảo tồn nhưng sự việc vẫn “rơi” vào im lặng.
 
Theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức cuộc tọa đàm đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối. Không chỉ các nhà khoa học, mà chính quyền địa phương xã Kim Chung, đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc đều thống nhất phải có những biện pháp giữ gìn di sản.
 
Việc gìn giữ những di vật được khảo cổ tại khu di chỉ Vườn Chuối được các nhà khoa học đồng thuận theo giải pháp của Hà Nội, đó là đưa về Bảo tàng Hà Nội. Tuy nhiên, tiếp tục khai quật khảo cổ và bảo vệ di chỉ này như thế nào là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh đô thị hóa đang đe dọa xóa sổ khu di chỉ Vườn Chuối và nạn trộm cắp cổ vật đang hoành hành ở đây.
 
Về quản lý đất đai, hiện nay, di chỉ Vườn Chuối đang thuộc Chủ đầu tư dự án Thăng Long 9. Toàn bộ diện tích 19.000m2 của di chỉ Vườn Chuối nằm trong tổng thể 170,29ha để xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch thuộc dự án Thăng Long 9. Từ năm 2007 đến nay, phần diện tích này gần như để không, phía chủ đầu tư mới xây dựng một trạm trộn bê tông và từng bị người dân ở đây phản đối khi có động thái sử dụng máy ủi xâm hại di tích. Hiện nay, đơn vị này đang phải điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể để phù hợp với yêu cầu phát triển của Hà Nội.
 
Và như vậy, “số phận” của di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối đang phụ thuộc nhiều vào việc triển khai xây dựng của chủ đầu tư Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch và việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết sắp được trình thành phố Hà Nội phê duyệt. Các nhà khoa học đều đồng thuận trong bảo tồn di tích Vườn Chuối, tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư của công trình khu đô thị Kim Chung- Di Trạch không có mặt trong buổi tọa đàm, điều này sẽ dễ gây khó khăn cho những việc khai quật cũng như bảo vệ di chỉ này về sau. 
 
Ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội đề nghị Sở Quy hoạch - Kiến trúc tiếp thu ý kiến của buổi tọa đàm, điều chỉnh quy hoạch chi tiết của khu vực này, yêu cầu chủ đầu tư dành một phần diện tích để bảo tồn. Bên cạnh đó, Sở VH&TT sẽ hoàn thiện hồ sơ trình UBND TP, Bộ VHTT&DL công nhận xếp hạng di tích; đồng thời xin ý kiến lãnh đạo TP để có thể thăm dò khảo sát tổng thể 19.000m2 di tích, trên cơ sở đánh giá giá trị để đề xuất kế hoạch tiếp theo.
 
Nguyên Vũ

Tin cùng chuyên mục

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp  tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”. Chương trình là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với những thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) -Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phân công cho 7 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày 27/4 đến 1/5/2024. Với thời tiết được dự báo nắng nóng, oi bức, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn Thủ đô dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách tham quan. Hiện, Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng các phương án cho việc dự kiến đón 5 vạn khách vào dịp này.