Phòng bệnh mùa mưa lũ

Chia sẻ

PNTĐ-Mưa lớn kéo dài, ngập úng trên nhiều địa bàn khiến nguồn nước ô nhiễm, gây mất vệ sinh... Đây cũng là thời điểm nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, đe dọa sức khỏe cộng đồng.

 
Mưa lớn kéo dài, ngập úng trên nhiều địa bàn khiến nguồn nước ô nhiễm, gây mất vệ sinh, an toàn thực phẩm… ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Đây cũng là thời điểm nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, đe dọa sức khỏe cộng đồng.
 
Phòng bệnh mùa mưa lũ - ảnh 1
Nước ngập, rác bủa vây khiến nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát. Ảnh: L.H

 
Đau mắt đỏ
 
Kết quả đợt kiểm tra sức khỏe người dân tại vùng ngập của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) thời điểm đầu tháng 8/2018 cho thấy, đã có 40 người mắc bệnh đau mắt đỏ. Theo các bác sĩ bệnh viện Mắt Trung ương, nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do điều kiện vệ sinh, nước sạch không đảm bảo. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, dễ mắc (lây khi người không mắc bệnh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay…), phát tán nhanh nên nguy cơ cao bùng phát thành dịch. Phòng bệnh đau mắt đỏ, bác sĩ khuyến cáo người dân giữ gìn vệ sinh tay, mắt, hạn chế tiếp xúc người mang bệnh; rửa mắt bằng nước muối hoặc nước mắt nhân tạo khi người xung quanh bị đau mắt đỏ.
 
Sốt xuất huyết 
 
Sau mưa lụt, nước sau khi rút sẽ vẫn đọng lại ở những dụng cụ như: xô, chậu, chum, vại, ao tù… là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản, đẻ trứng. Bệnh rất dễ lây và bùng phát trên diện rộng. Bởi vậy, để phòng bệnh, người dân lưu ý đặt úp những vật dụng chứa nước, không cho muỗi có môi trường đẻ trứng, sinh sôi; đồng thời, phun thuốc khử trùng vệ sinh môi trường sau mưa bão.
 
Bệnh đường hô hấp
 
Những triệu chứng về bệnh lý hô hấp người dân thường gặp phải thời điểm mùa mưa là: đau họng khi nuốt, rát cổ họng, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi, khó thở tăng lên do bất kỳ hoạt động thể lực nào, ho dai dẳng... Khi gặp các triệu chứng trên, mọi người cần đi khám tại cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh biến chứng phức tạp.
 
Các bệnh về da
 
Sau mưa ngập, vô số sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải hòa vào dòng nước… gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây nên một số bệnh ngoài da như: nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm kí sinh gây ra), mẩn ngứa… Đề phòng bệnh ngoài da, người dân trong vùng mưa ngập sau khi lội nước bẩn về cần vệ sinh ngoài da sạch sẽ; tốt nhất là hạn chế lội nước bẩn, nếu có lội phải đi ủng bảo vệ.
 
Bệnh về đường tiêu hóa
 
Bệnh tiêu chảy thường gia tăng đáng kể sau mưa bão, do người dân phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn. Đáng nói, bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với chất thải của người bệnh, với các triệu chứng cơ bản như: đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp. Ngoài ra, các trường hợp mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...) cũng có xu hướng gia tăng. Bởi vậy, trong thời gian mưa ngập, người dân cần thực hiện ăn chín - uống sôi (uống nước sạch). Với gia đình chưa có nước sạch, phải khử nước bằng phèn chua, sau khi nước lắng đọng sẽ cho Cloramin B vào khử trùng, diệt khuẩn trong nước.
 
Chủ động phòng ngừa các bệnh dễ phát sinh trong mùa mưa lũ, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã đưa ra khuyến cáo tới người dân về cách phòng chống dịch như sau:
 
1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
 
2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
 
3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
 
4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
 
5. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
 
6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
 
7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
 
8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
 
PV 

Tin cùng chuyên mục

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

(PNTĐ) - Thủ dâm ở nam giới là hành động tự kích thích dương vật bằng tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ để đạt được cực khoái. Có nhiều quan điểm cho rằng việc thủ dâm nhiều có thể gây rụng tóc ở nam giới. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào khẳng định cho quan điểm này.
Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

(PNTĐ) - Trong 2 ngày 23 - 24/12, Đại hội đại biểu Hội Võ Thiên Môn Đạo TP Hà Nội nhiệm kỳ IV đã diễn ra tại UBND xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội. Với tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ tập thể, thẳng thắn nghiêm túc kiểm điểm đánh giá tổng kết vai trò trách nhiệm của BCH Hội và từng cán bộ Hội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. đại hội đã rút ra những bài học quý báu, đề ra phương hướng khắc phục những mặt tồn tại, phát huy điểm mạnh đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.
An toàn tình dục cho tuổi teen

An toàn tình dục cho tuổi teen

(PNTĐ) - Thiếu hiểu biết về cách quan hệ tình dục an toàn, cách phòng tránh thai đã gây nhiều hệ lụy, nhiều trẻ em gái mang thai sớm, mắc bệnh phụ khoa, phá thai sớm...
Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

(PNTĐ) - Là một hoạt động hấp dẫn thông qua việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh, Giải chạy Herbalife Run đã chào đón hơn 54.000 người tham gia trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương kể từ năm 2020.