“Những mùa phố gieo tôi”: Một tiếng thơ nữ Tràng An

Chia sẻ

PNTĐ- Thơ Chử Thu Hằng nhuần nhị sắc màu, đường nét, âm thanh và ký ức Hà Nội – mảnh đất nghìn năm văn vật.

 
LTS. Nhà thơ Chử Thu Hằng, sinh quán tại Thủ đô, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, chủ bút ấn phẩm Tác phẩm mới (do Công ty TNHH Tác Phẩm Mới và nhà xuất bản Văn học liên kết xuất bản) được bạn đọc trong cả nước yêu thích. Chị sở hữu 4 tập thơ và 2 tập văn xuôi. Thơ Chử Thu Hằng nhuần nhị sắc màu, đường nét, âm thanh và ký ức Hà Nội – mảnh đất nghìn năm văn vật. “Những mùa phố gieo tôi” tạo nên một dấu ấn. Thật thú vị khi Hà Nội vào thu, khi hương cốm dâng lên tươi xanh, khi những tán cây phong ngời lên sắc đỏ, ta đọc những câu thơ trong ngần và thổn thức của một cây bút nữ chính gốc Tràng An.
 
 
“Những mùa phố gieo tôi”: Một tiếng thơ nữ Tràng An - ảnh 1

 
Tính đến 2018, Chử Thu Hằng đã sở hữu 4 tập thơ (Khoảng trời hoa nắng, Cõi riêng, Lạc mình trong phố, Những mùa phố gieo tôi) và 2 tập văn xuôi (Hồn phố, Nhớ một thưở Viêng Chăn). Nhìn vào “gia tài” này dễ thấy Chử Thu Hằng sở trường về thơ. Trước đây tôi có đọc thơ Chử Thu Hằng từng bài riêng rẽ. Nói thật là chưa ấn tượng như lần này đọc một tập thơ chính tay tác giả ghi “Thơ tự chọn”.
 
Đừng nói ai sinh ra ở Hà Nội nghìn năm văn hiến, địa linh nhân kiệt thì mới có cái quyền tự hào “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Ví như tôi, dân “ngụ cư” Hà Nội từ 1968, nay tròn 50 năm, cũng đã lưu luyến mỗi khi xa Thủ đô. Vậy nên đọc Những mùa phố gieo tôi, cũng cứ như nương theo người thơ mà quyến luyến, bịn rịn, nhớ nhung, bồi hồi , xao xuyến với từng hơi thở, đường nét, âm thanh, sắc màu, mùi vị của đất Kinh kỳ. Nơi đây có Hoàng Thành, di tích lịch sử - văn hóa - nghệ thuật - hào khí Đông A “Hoàng Thành thiêm thiếp giấc trưa/ Kỳ đài lặng, đỡ bóng cờ ngủ quên/ Dấu thời gian rạn bậc thềm/ Lơ thơ cỏ dại úa trên sân chầu/ Lầu son gác tía nơi đâu?/ Lý Trần Lê Mạc...chỉ màu gạch son/ Ngùi trông di vật cũ mòn/ Thoáng se se gió... vọng hồn người xưa...” (Ru giấc Hoàng Thành). Một dân tộc/ một cá nhân không có ký ức lương thiện tất sẽ hoang tàn, hoang phế, tan rữa. Viết như thế là tựa vững chắc vào một cảm hứng lớn, tôi gọi là “đại khí văn chương”. 
 
Không chỉ có cảm hứng lớn tựa vào lịch sử, thơ Chử Thu Hằng còn áp sát cuộc đời, áp sát tự nhiên trong không gian đặc biệt có Hồ Gươm, Chùa Một Cột, có những mùa cây thay lá rất đặc trưng “Hà Nội mùa cây thay lá/ Phơi phới vàng bay, hè phố cũng dát vàng/ Vũ điệu vào hè cuồng say, hối hả/ Cây trút hết cũ càng để mùa mới kịp sang” (Mùa cây thay lá). Trong con mắt kẻ vô tình thì mùa cây thay lá nào có gì lạ lùng, nào có gì đáng xúc cảm, nào có gì đáng quan tâm. Nhưng người thơ thì không như thế. Một dạo xem ti-vi, thấy cư dân Sài Gòn đổ xô đi mua cúc họa mi. Với ai đó thì chỉ là thói a dua, chứng tỏ sành điệu bằng chị bằng em. Với người tinh tế thì đó là cái đẹp giản dị “Họa Mi tung tăng dạo phố/Vui như hò hẹn cùng ai/ Rung rinh rung rinh cánh trắng/ Mắt cười lóng lánh sương mai (...)/ Bồng bềnh Họa Mi - mây trắng/ Có người nhắn hỏi bâng qươ/Muốn ủ lòng đông ấm lại/ Này ơi, có dám cùng mơ?” (Mùa cúc Họa Mi trên phố). Chỉ hai chữ “tung tăng” gieo trên câu 
 
PV 

Tin cùng chuyên mục