Khi người trẻ Hà Nội hùng biện

Chia sẻ

PNTĐ-Người trẻ của Thủ đô hôm nay đang sống thế nào? Nghĩ ra sao? Họ đang trải qua khúc mắc gì về đời sống tinh thần hay khát vọng gì về tương lai?

 
Những câu hỏi ấy phần nào đã được giải đáp qua cuộc thi hùng biện “Người Hà Nội 2018” do Trung tâm văn hoá thành phố Hà Nội tổ chức…
 
Tối 28/11, đêm chung kết cuộc thi hùng biện “Người Hà Nội 2018” với chủ đề “Lan toả từ tiếng nói” tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra với sự thu hút của đông đảo các bạn trẻ là sinh viên đến từ các trường đại học.
 
“Người Hà Nội” là cuộc thi dành cho các bạn trẻ trong độ tuổi từ 16 đến 25 đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội, với mong muốn giới trẻ nói lên những câu chuyện về suy nghĩ, cảm xúc, tâm tư hiện nay của người trẻ đang sống trong thành phố. “Người Hà Nội” năm 2018 với thông điệp “Hãy nói, đừng im lặng” tập trung khai thác những vấn đề xã hội mang tính thời sự đang được cộng đồng quan tâm như: dân số, nhân quyền, giáo dục, phong tục tập quán, môi trường, y tế - sức khỏe, tôn giáo - tín ngưỡng, lao động - việc làm…
 
Đây được xem là một sân chơi ý nghĩa để giới trẻ có cơ hội bày tỏ, chia sẻ quan điểm của bản thân về các vấn đề xã hội ở thành phố mà mình đang sống và quan tâm. Từ đó, lan tỏa, truyền cảm hứng góp phần cải thiện, xây dựng lối sống văn minh đô thị mới.
 
Khi người trẻ Hà Nội hùng biện - ảnh 1
Các thí sinh tại đêm chung kết cuộc thi hùng biện “Người Hà Nội 2018”

 
Cuộc thi gồm 3 chặng với 50 thí sinh dự thi, vòng chung kết còn lại 9 thí sinh xuất sắc nhất là đại diện đến từ 6 trường đại học, Phổ thông trung học lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
 
Điều khá đặc biệt của cuộc thi là thí sinh tham gia chung kết phần lớn là… các bạn nữ. Các cô gái trẻ đã thể hiện sự sắc sảo, mạnh mẽ cũng như chiều sâu suy nghĩ, nhận thức của mình qua các bài hùng biện. 
 
Những vấn đề được các thí sinh đưa ra là những lời tự sự kể về cuộc sống đầy tâm tư của một người con có bố mẹ ly hôn; là mối quan tâm của người trẻ về văn hóa, giáo dục; là câu chuyện về yêu thương phi giới tính, trào lưu sống… Trong đời sống thành thị hiện nay, đây thực sự là những vấn đề trăn trở của người trẻ, họ mang khát vọng có thể đối diện với nó, và tìm được những giải pháp sống tốt hơn. 
 
Thí sinh Đỗ Ngọc Phương Linh (học viên Ngoại giao)  đã đem đến một góc tiếp cận chân thực, sâu sắc về tình yêu phi giới tính, điều mà bao lâu nay xã hội luôn dành một cái nhìn khắt khe và đầy định kiến. Linh đã giải thích rõ ràng về cộng đồng LGBT (cộng đồng những người đồng tính luyến ái nam - nữ, song tính luyến ái và người chuyển giới) và nêu lên những vấn đề mà cộng đồng LGBT quan tâm. Bên cạnh đó, Đỗ Ngọc Phương Linh cũng dũng cảm đứng lên phê phán những người có cái nhìn kỳ thị về những người trong cộng đồng này. Phương Linh chỉ ra được ba cách để thông cảm, hòa nhập với những người thuộc cộng đồng LGBT là lắng nghe, thấu hiểu và yêu thương để cho họ một cơ hội được là chính mình, sống có ích hơn.
 
Cũng tại đêm chung kết không ít khán giả tham dự đã rơi nước mắt bởi đồng cảm với phần trình bày của thí sinh Vũ Việt Chinh (học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) khi đề cập với góc nhìn của một đứa con có bố mẹ ly hôn. Những chia sẻ của Việt Chinh đã tạo được sự thấu cảm với khán giả nhờ đó giúp em giành vị trí Á quân. Quán quân thuộc về thí sinh Trần Thị Phúc Lộc (đại học Ngoại Ngữ, ĐH QGHN) với đề tài nói về niềm tin và lý trí của các bạn trẻ hôm nay. Phúc Lộc nhấn mạnh về câu chuyện niềm tin với những người xung quanh như cha mẹ, bạn bè, thầy cô... Và mỗi người có thể tự tạo ra “quý nhân” của mình bằng cách hãy là “quý nhân” của người khác.
 
Khi người trẻ Hà Nội hùng biện - ảnh 2
Quán quân hùng biện Trần Thị Phúc Lộc

 
Có thể nói, cuộc thi hùng biện “Người Hà Nội 2018” là cơ hội để các bạn nói lên tiếng nói của lòng mình và cũng là cơ hội truyền cảm hứng để mỗi người trẻ dám đứng lên, nói ra câu chuyện của mình và cũng là khát vọng phát triển Thủ đô nơi họ sống và cống hiến.  
 
 
Hải Hương

Tin cùng chuyên mục

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp  tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”. Chương trình là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với những thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) -Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phân công cho 7 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày 27/4 đến 1/5/2024. Với thời tiết được dự báo nắng nóng, oi bức, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn Thủ đô dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách tham quan. Hiện, Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng các phương án cho việc dự kiến đón 5 vạn khách vào dịp này.