Tìm thấy hạnh phúc trong tổn thương

Chia sẻ

PNTĐ-Cuộc sống hôn nhân gặp sóng gió hoặc tan vỡ, làm thế nào để người phụ nữ vẫn vượt qua tổn thương và giữ gìn hạnh phúc cho chính mình?

 
Trong cuộc sống hàng ngày có những câu chuyện gây tổn thương mạnh mẽ lên tâm hồn con người mà di chứng của sự tổn thương ấy có thể tồn tại trong nhiều năm tháng sau này. Một trong số đó là sự ngoại tình và vết thương lòng nó mang lại cho người phụ nữ. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những lí do ngoại tình đã mang nhiều yếu tố thời đại, người phụ nữ nếu không biết cách cân bằng và tôn trọng giá trị bản thân, thì rất dễ đón những tổn thương về mình. 
 
Đó là sự thay đổi vị trí của người phụ nữ dẫn đến sự mất cân bằng trong mối quan hệ vợ chồng kiểu cũ. Người đàn bà hiện đại không còn sống phụ thuộc, bị ràng buộc bởi nhiều quan niệm cổ hủ nữa. Nhiều người độc lập về tài chính, có sự nghiệp riêng, nhưng vẫn phải một tay chăm sóc con cái, lo toan gánh vác việc gia đình nhỏ, gia đình lớn, việc họ hàng… trong khi anh chồng, khoan chưa biết có tài giỏi không, có là điểm tựa tinh thần cho vợ hay không nhưng có khi vẫn mặc nhiên hưởng mọi đặc quyền “thừa kế” từ kiểu xã hội nam quyền trước đây. Một bên vị trí đã thay đổi nhờ xã hội hiện đại, đòi hỏi quyền lợi, một bên dùng dằng khó thay đổi, cũng vì quyền lợi nên đời sống hôn nhân căng thẳng, không ai chịu nhún nhường.
 
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự tan vỡ trong hôn nhân chính là do chưa tìm hiểu nhau cho kỹ. Người ta đến với nhau, dễ “mờ mắt” vì nhiều lẽ như sự hấp dẫn, tài chính, gia thế, do đến tuổi kết hôn, do nhỡ có bầu... hay vì lý do phổ biến nhất: Chỉ đơn giản là yêu. Nhưng tất cả những lý do trên thường không đủ để duy trì một cuộc hôn nhân dài lâu.
 
Trong thế giới mà sự kết nối chưa bao giờ dễ dàng hơn, người ta dễ có đối tượng sáng giá mới, dễ đứng núi này trông núi nọ, dễ so sánh, dễ chán ngán cái đang có, dễ ngoại tình, phản bội. Nên nhiều cặp, chưa kịp trải qua chông gai sóng gió để nên nghĩa, đã kịp tan vỡ để vội vàng xây dựng cái mới. 
 
Đó là góc nhìn của nữ nhà văn An Hạ (chị tên thật là Nguyễn Thị Thu Hà (1985), hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội trong vai trò giáo viên môn Ngữ văn trường THCS Tây Sơn. Chị từng xuất bản một số cuốn sách về đề tài tình yêu con người, cuộc sống theo hướng mới lạ, giúp người đọc biết băn khoăn và nhìn lại ý nghĩa cuộc sống của mình một cách nghiêm túc như: Những người tình cô đơn kỳ lạ của tôi (2012), Môi - Một người đàn bà (2014), Rơi trong chơi vơi (2018)…
 
Tìm thấy hạnh phúc trong tổn thương - ảnh 1
Nhà văn An Hạ (bên trái) trong một buổi nói chuyện với các bạn trẻ

 
Theo chị, hạnh phúc gia đình lại là hạnh phúc cơ bản và cần thiết nhất với đa số. Ấy vậy mà giờ đây, hôn nhân chẳng còn là chuyện trăm năm nữa. Tan vỡ dễ hơn, vì nguyên nhân tan vỡ cũng nhiều hơn. Sau nứt vỡ hôn nhân, có người chọn kéo dài trách nhiệm, nghĩa vụ bằng cái nghĩa còn sót lại, nhưng cũng có người muốn chữa lành vết thương bằng xây dựng cuộc đời mới, chối bỏ hoàn toàn những gì đã cũ. Theo chị An Hạ, cả hai mô tuýp đó đều mang lại tổn thương cho người phụ nữ. 
 
“Trong các cuộc hôn nhân đã có sự xuất hiện của những đứa con thì chúng không tổn thương bởi việc cha mẹ ly hôn mà bởi cách cha mẹ đối xử với nhau sau khi chia tay. Nếu cha mẹ ly hôn một cách văn minh và có thể làm bạn với con của mình, để chúng hưởng trọn vẹn tình yêu của cả cha lẫn mẹ mà không có sự thù hằn, oán trách thì đấy là một cuộc ly hôn văn minh. Người phụ nữ cũng vì thế mà thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và vươn tới những điều tốt đẹp ở phía trước. Đó cũng là cách tìm thấy hạnh phúc khi đã trải qua tổn thương”.
 
Trong những tác phẩm của mình, và trong cả cuộc sống đời thực, An Hạ là một người phụ nữ lạc quan và biết quý trọng bản thân mình. Trong những tác phẩm của mình, chị luôn truyền tải thông điệp, đặc biệt là dành cho những người phụ nữ trẻ, rằng sự hấp dẫn dễ có, tình yêu thì khó kiếm. Hãy tỉnh táo và kiên nhẫn để tìm và hiểu, có trách nhiệm với hạnh phúc của chính mình.
 
“Bất cứ ai cũng có những mối lo, sự thất bại và nỗi buồn; tuy nhiên nếu biết cách chia sẻ, thay đổi suy nghĩ tích cực thì những nặng nề ấy sẽ không còn trói buộc bạn nữa. Người phụ nữ có thể cô đơn nhưng không vì thế mà đánh mất đi lòng ham sống!”. 
 
Mai Chi

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.