Phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật: Nhiều nguy cơ bị bạo lực, ít công cụ để bảo vệ

Chia sẻ

PNTĐ-“Phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật là đối tượng có nguy cơ cao bị bạo lực tình dục (BLTD) dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng lại khó phát hiện và xử lý”.

 
“Phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật là đối tượng có nguy cơ cao bị bạo lực tình dục (BLTD) dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng lại khó phát hiện và xử lý” - chị Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) cho biết.
 
Phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật: Nhiều nguy cơ bị bạo lực, ít công cụ để bảo vệ - ảnh 1
Các đại biểu chia sẻ tại hội thảo

 
Tại hội thảo “Công lý cho nạn nhân BLTD - Tiếng nói người trong cuộc” vừa diễn ra tại Hà Nội chị Lan Anh kể, chị từng bị ám ảnh bởi hình ảnh một cô gái khuyết tật bị sang chấn tâm lý sau khi bị xâm hại tình dục bởi người hàng xóm. Cuộc sống của họ vô cùng túng quẫn, người mẹ già hơn 80 tuổi vẫn phải đi làm để kiếm tiền nuôi con gái. Sau khi người mẹ mất, cô ấy phải vào ở trung tâm bảo trợ xã hội.
 
Trước đó, tại TP Hồ Chí Minh, một bé gái 12 tuổi bị câm điếc bẩm sinh đã bị đối tượng lạ mặt lợi dụng để xâm hại tình dục. Bà cháu bé đã đến công an trình báo. Tuy nhiên, phải đến hai lần tố cáo, vụ việc mới được tiếp nhận, lý do là vì cháu bé không thể nói được, còn bà quá già yếu, nên không thể trình bày rõ ràng vụ việc. “Do bé gái giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu nên thông tin cực kỳ hạn chế, phía cơ quan chức năng không thể tìm được bên thứ 3 nào có thể chuyển đổi thông tin chuẩn xác nhất để có thể tìm kẻ hiếp dâm. Mãi đến khi trích xuất camera, thì đối tượng hiếp dâm mới lộ diện” - chị Lan Anh trăn trở. 
 
Kết quả khảo sát thực trạng phụ nữ, trẻ em gái bị BLTD tại hai huyện Ba Vì (Hà Nội) và Thanh Khê (Đà Nẵng) mới đây của ACDC cho thấy, cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì có 4 người đã từng bị ít nhất 1 hình thức BLTD. Trong đó nhóm khuyết tật vận động, thần kinh/tâm thần và khuyết tật trí tuệ có tỷ lệ bị quấy rối, lạm dụng và BLTD tương đối cao (trên 35%). Có những người bị lặp đi lặp lại nhiều lần (trên 10 lần), bao gồm cả hành vi bắt ép quan hệ tình dục. 
 
Đa số nạn nhân cảm thấy sợ hãi, khó chịu nhưng không dám làm gì hoặc im lặng trước các hành vi BLTD. Các hành vi từ lời nói đến hành động ép buộc quan hệ tình dục đã để lại hậu quả tương đối nghiêm trọng cho nạn nhân như nạn nhân cảm thấy bị xúc phạm, coi thường, đầu óc căng thẳng, lo sợ, xấu hổ, thậm chí là mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai…
 
Chia sẻ về vấn đề này, chị Trịnh Thị Lê, điều phối dự án liên quan đến người khuyết tật của ACDC cho rằng, một nguyên nhân nữa khiến cho các vụ bạo lực tình dục đối với phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật bị chìm vào quên lãng là do phần lớn nạn nhân không dám chia sẻ với ai, số rất ít dám đến trình báo chính quyền địa phương vì họ sợ bị đánh giá, mất thể diện hoặc cho rằng chuyện đó là bình thường. Nhiều người khuyết tật chưa chủ động trang bị kỹ năng phòng chống bạo lực tình dục, nên khi bị tấn công, họ hầu như không thể làm gì được.
 
Mặc dù đã có nhiều hội thảo, tọa đàm để tìm giải pháp bảo vệ phụ nữ, trẻ em bị xâm hại nhưng chưa có giải pháp riêng cho phụ nữ, trẻ em thuộc nhóm khuyết tật. Luật sư Lê Ngọc Luân (Đoàn Luật sư TPHCM) cho rằng, nhìn chung, nhiều vụ việc bạo lực tình dục buộc khép lại vì hồ sơ không đủ chứng cứ. Đối với nhóm phụ nữ và trẻ em khiếm thính, khiếm thị hoặc chậm phát triển trí tuệ, việc phát hiện và xử lý hành vi xâm hại tình dục càng khó khăn hơn bởi họ khó biểu đạt vấn đề của mình.
 
“Các vụ BLTD nói chung thường ít nhân chứng, công cụ phạm tội ít, thủ đoạn đơn giản… nên công tác thu thập chứng cứ rất khó khăn. Bộ luật Hình sự quy định về các hành vi bạo lực nghiêm trọng (hiếp dâm, khiêu dâm, dâm ô) còn hàng trăm loại hành vi tấn công tình dục khác không được quy định. Các chính sách pháp luật đặc thù dành cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật trong phòng chống BLTD còn thiếu” - luật sư Luân nói. 
 
Nhằm giảm thiểu vấn nạn BLTD với phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật, bên cạnh sự hỗ trợ kịp thời của cơ quan chức năng như Hội Phụ nữ, Hội Người khuyết tật… hoàn thiện khung chính sách dành riêng cho người khuyết tật trong việc phòng chống BLTD, thì chính trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật cũng cần học kỹ năng, nhận diện các hành vi BLTD để lên tiếng... 
 
Hồng Nhung 

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.