3 triệu người tử vong mỗi năm vì phổi tắc nghẽn

Chia sẻ

PNTĐ-Tại Việt Nam, tần suất người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là 9,4% và có xu hướng tiếp tục tăng cao.

 
Đây là con số được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thông tin tại lễ mít tinh Ngày hội truyền thông tăng cường nhận thức về phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm ngày 16/12.
 
GS.TS Ngô Quý Châu, Phó giám đốc bệnh viện (BV) Bạch Mai, Phó trưởng ban điều hành Dự án phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản cũng cho biết thêm, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của Việt Nam là 4,2% và tỷ lệ mắc hen phế quản là 4,1%. Đối tượng mắc thường ở tuổi từ 40 trở lên. Tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này chỉ đứng sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não với trên 3 triệu bệnh nhân tử vong mỗi năm. 
 
Tuy nhiên, hiện có tới 25 - 50% bệnh nhân COPD không được chẩn đoán đúng trước khi nhập viện điều trị và còn tỷ lệ rất lớn bệnh nhân không tuân thủ liệu trình điều trị dự phòng, chỉ điều trị khi có cơn kịch phát. Đáng nói, theo PGS.TS Chu Thị Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai, thành viên Ban quản lý dự án phòng chống COPD và hen phế quản, thực tế còn không ít sai lầm trong điều trị bệnh khiến tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hơn như: không tuân thủ điều trị, hoặc sử dụng thuốc không đúng cách, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, chưa chú ý đến phục hồi chức năng hô hấp và nhất là vẫn tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khiến bệnh không được cải thiện.... 
 
3 triệu người tử vong mỗi năm vì phổi tắc nghẽn  - ảnh 1
PGS.TS Chu Thị Hạnh khám cho một bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính. Ảnh: Dương Ngọc

 
“Rất nhiều bệnh nhân khi ho, khó thở, tức ngực nhập viện được chỉ định dùng thuốc, nhưng chỉ sau khoảng 1 tháng, bệnh tình đỡ hơn thì chủ quan, tự ý dừng thuốc cũng không đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong khi đó, COPD là bệnh mãn tính phải điều trị, sống chung với bệnh, dùng thuốc dự phòng như một thói quen ăn cơm, uống nước hàng ngày. Nếu không điều trị đều, đích đến (là giai đoạn nặng) chỉ khoảng 5 năm, trong khi đó nếu điều trị tích cực có thể kéo dài thời gian bệnh chuyển nặng từ 10 - 20 năm, thậm chí lâu hơn” - PGS Hạnh cho biết.
 
Một sai lầm nữa người bệnh hay mắc phải, đó là dùng thuốc không đúng kĩ thuật nên hiệu quả kém. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ - kỹ thuật đúng, thuốc phân bổ vào phổi tốt nhất sẽ mang lại hiệu quả điều trị tối đa. Ngoài ra, bệnh nhân COPD cần tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, thuốc lào chủ động hoặc thụ động; khói bếp củi, bếp than... Nhưng rất nhiều người vẫn tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ này. Đặc biệt trong mùa rét như hiện nay, nhiều gia đình sử dụng bếp than sưởi ấm mà không hề biết rằng, ngoài nguy cơ bị ngộ độc khí CO thì đây cũng là tác nhân gây nên các đợt cấp của COPD.
 
Thời tiết giá rét, chuyển mùa là một tác nhân làm gia tăng đợt kịch phát nguy hiểm của bệnh nhân mắc COPD. Trong tuần qua, lượng bệnh nhân COPD nặng tới BV Bạch Mai điều trị khoảng 170 - 190 người, tăng 15-20% so với ngày thường. Đa phần bệnh nhân phải thở máy.
  
Bởi vậy, PGS. Hạnh khuyến cáo, bệnh nhân COPD cần được tiêm phòng cúm, sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch thời điểm này. Bởi nhiễm VR cúm, vi khuẩn, không khí lạnh là một dạng stress gây khởi phát cơn cấp COPD. Bên cạnh đó, tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc đúng cách, chế độ dinh dưỡng lành mạnh: đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước hoa quả, trái cây, rau xanh… cũng là yếu tố quan trọng trong điều trị. Do bệnh nhân COPD khó thở khiến việc ăn uống khó khăn nên có thể ăn đồ loãng, đồ nóng, thức ăn mềm dễ hấp thu, tránh uống nước đá, đồ ăn lạnh. 
 
Với bệnh nhân COPD, việc luyện tập phục hồi chức năng rất quan trọng. Người bệnh COPD mức độ nhẹ hoặc trung bình nên duy trì luyện tập các bộ môn như đạp xe, đi bộ, thảm lăn mức độ vừa phải từ 30-60 phút tùy theo khả năng. Với thể nặng có thể giảm thời gian luyện tập, hoặc có các phương pháp tập luyện khác như luyện sức bền với tạ nhỏ; hoặc tập thở cơ hoành bằng cách hít sâu và thở mạnh ra hết sức, tập ho khạc đờm chủ động. Trong những ngày lạnh, bệnh nhân đặc biệt lưu ý giữ ấm, áo ấm, tất ấm, khăn quàng ấm và tuyệt đối không đi thể dục ngoài trời lúc 5 - 6 giờ sáng.
 
Thảo Hương

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.