Báo động tình trạng liêm chính học thuật theo kiểu "không hướng dẫn, vẫn... có quyền đứng tên chung"

Chia sẻ
 
Trong năm 2018, có lẽ một trong những từ khoá “hot” trên mạng chính là “đạo văn” khi hàng loạt các vụ đạo văn lớn nhỏ đã bị công luận và báo chí phanh phui. Nổi cộm  nhất là vụ việc “đạo văn thế kỷ” của GS.TS Nguyễn Đức Tồn ở Viện Ngôn ngữ học, mặc dù đã có hàng trăm bài báo từ nhiều cơ quan báo chí khác nhau đưa tin, phân tích, đánh giá, lại có cả sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng, nhưng sự việc cho đến nay vẫn bị Bộ Giáo dục và Đào tạo nhùng nhằng chưa thể đi đến hồi kết.
 
Nhức nhối vấn đề liêm chính học thuật
 
Rõ ràng, hơn lúc nào hết, vấn đề liêm chính học thuật cần phải được nhìn nhận một cách công minh, nghiêm túc nhằm tạo ra một môi trường học thuật lành mạnh, phát triển và hội nhập.
 
Thực chất, liêm chính học thuật được hiểu rất rộng. Đó là sự trung thực, ngay thẳng, trong sáng và trách nhiệm trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học. Các biểu hiện của việc vi phạm liêm chính học thuật bao gồm đạo văn, gian lận và bịa đặt trong nghiên cứu khoa học.Việc bảo đảm tính liêm chính là yêu cầu sống còn với sự tồn tại, phát triển của cộng đồng học thuật.
 
Đối với các cơ sở đào tạo, liêm chính học thuật gắn liền với mối quan hệ giữa giáo viên hướng dẫn và học viên. Cần phải nói rõ là trên toàn thế giới, bất luận một lí do gì đi chăng nữa thì luận án, luận văn hay khoá luận tốt nghiệp là sản phẩm thuộc về học viên, chứ hoàn toàn không thuộc về người hướng dẫn. 
 
Người hướng dẫn chỉ có trách nhiệm chỉ ra các đường hướng về mặt khoa học để học viên thực hiện, còn việc triển khai cụ thể các vấn đề nghiên cứu là hoàn toàn thuộc về học viên. Chính bởi thế, trong bất cứ một cuốn luận án hay luận văn này thì phần đầu tiên cũng phải là lời cam đoan của tác giả rằng “công trình nghiên cứu này là của riêng tôi”.
 
Từ đó, không có cớ gì để biện minh cho luận điểm gọi là “Tôi hướng dẫn thì tôi có quyền” như ông GS Nguyễn Đức Tồn vẫn thường lấy làm bình phong cho những vụ việc vi phạm liêm chính học thuật của bản than ông này (vụ việc này đã được phản ánh trong 17 kỳ của báo Phụ nữ Thủ đô và nhiều báo khác).
 
Tôi không hướng dẫn, tôi… vẫn có quyền!
 
Điều kì lạ là trong vụ việc của ông GS Tồn, một số trường hợp mặc dù ông không hề là người hướng dẫn nhưng vẫn sử dụng các công trình luận văn, luận án, bài viết của người khác, ngang nhiên biến nó thành của mình, như trường hợp với luận văn của Cao Thị Thu, bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hà.
 
Cũng với một cái lí “Tôi không hướng dẫn, tôi… vẫn có quyền” như “bậc thầy đạo văn” Nguyễn Đức Tồn thì đã đẻ ra cô “học trò cưng” Vũ Thị Sao Chi - Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ (Viện Ngôn ngữ học - thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) đã vi phạm liêm chính học thuật. Lần giở lại cuốn luận văn Cao học có nhan đề “Ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên” của học viên Phạm Thị Thu Thuỳ tại trường Đại học Hải Phòng, PV báo PNTĐ nhận thấy một số biểu hiện bất thường. Theo đăng kí với trường Đại học Hải Phòng thì người hướng dẫn khoa học cho luận văn này là GS.TS Nguyễn Đức Tồn (xin xem bìa 2 của luận văn). Luận văn được hoàn thành và bảo vệ thành công vào tháng 6 năm 2013.Cấu trúc của luận văn gồm ba chương, trong đó chương 1 là cơ sở lý luận còn chương 2 và 3 là nội dung chính của luận văn. Chương 2 của luận văn này có tên “Ẩn dụ cấu trúc trong thơ Chế Lan Viên”.
 
Báo động tình trạng liêm chính học thuật theo kiểu

Báo động tình trạng liêm chính học thuật theo kiểu

 
Chỉ khoảng một tháng sau khi luận văn này được bảo vệ, trên tạp chí “Ngôn ngữ” bỗng xuất hiện một bài viết dài đến 2 kì (số 7 và số 8/ 2013) mang tên “Hai ý niệm tương phản – nền tảng cho ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên (qua các tập Điêu tàn và Ánh sáng và phù sa).Nội dung của bài viết dài hai kì này thực chất chính là chương 1 và chương 2 của luận văn nêu trên của Ths Phạm Thị Thu Thuỳ. Cụ thể, kì 1 của bài viết được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 7 năm 2013 từ trang 35 đến trang 48 chính nội dung được rút ra từ Chương 1 (Cơ sở lý luận) và toàn bộ phần 2.1 Chương 2 của luận văn. Trong khi đó, kì 2 của bài viết này đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 8 năm 2013 từ trang 33 đến trang 42 chính là toàn bộ nội dung phần 2.2 của chương 2 luận văn (quý độc giả xin xem đường dẫn đối chiếu giữa bài báo và luận văn).
 
Điều kỳ lạ là Ths Thuỳ không còn là tác giả duy nhất của nó nữa. Bỗng dưng, bài viết trở thành “tác phẩm” chung của TS. Vũ Thị Sao Chi và Ths Phạm Thị Thu Thuỳ. Thậm chí, tên của TS Chi, Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ, còn được đặt lên trước Ths Thuỳ. Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là vì sao TS Chi lại ngang nhiên đứng tên chung trong bài viết rút ra từ luận văn cao học đã bảo vệ thành công của một học viên mà bà không hề tham gia hướng dẫn. Theo hồ sơ của Đại học Hải Phòng thì luận văn của học viên Phạm Thị Thu Thuỳ lại do…GS.TS Nguyễn Đức Tồn hướng dẫn (!?).Điều này dẫn tới một câu hỏi thứ hai, liệu GS Tồn có cho phép TS Chi cùng chung hướng dẫn học viên Thuỳ? Hay TS Chi tự ý cấp cho mình cái quyền “xài chung” sản phẩm khoa học của Ths Thuỳ?
 
Cũng liên quan đến câu hỏi thứ 2 này là một câu hỏi khác rằng liệu TS Chi, trong vai trò Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ, có tác động gì đến Ths Thuỳ và những tác giả khác nhằm hô biến sản phẩm khoa học của người khác thành sản phẩm “viết chung” và công bố trên tạp chí Ngôn ngữ, nơi bà đang giữ cương vị lãnh đạo? Phải chăng đây là một biểu hiện của lợi dụng chức quyền hay “tham nhũng khoa học”?
 
Câu trả lời cho các câu hỏi trên về TS Chi sẽ dành cho công luận và những người trong cuộc. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng liêm chính trong học thuật dứt khoát không có chỗ cho đạo văn, nhập nhằng, đánh bùn sang ao! Cái gì của Caesar, hãy trả đúng về cho Caesar!
 
Sau đây là đường link dẫn đến bằng chứng cho thấy toàn bộ bài viết đăng 2 kỳ trên Tạp chí Ngôn ngữ mà TS Sao Chi đừng tên đồng tác giả không hề có gì mới mà toàn bộ nội dung chỉ là bê nguyên các luận điểm và ngữ liệu nghiên cứu trong luận văn của ThS Thùy:
 
 
Nguyễn Minh Anh 

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.