Hà Nội áp dụng chế độ tiền lương theo vị trí việc làm từ năm 2021

Chia sẻ

PNTĐ-Theo kế hoạch, Thành phố đặt mục tiêu đến năm năm 2021 thực hiện áp dụng chế độ tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo...

 
Thực hiện Nghị quyết số 27 ngày 21/5/2018 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; Chương trình hành động số 23 ngày 1/11/2018 của Thành ủy Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện.
 
Một trong những mục tiêu của kế hoạch là năm 2021 áp dụng chế độ tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn bộ cơ quan, đơn vị thuộc TP quản lý; tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn TP và từng bước có sự gia tăng phù hợp với nguồn lực tài chính của TP gắn với sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. 
 
Hà Nội áp dụng chế độ tiền lương theo vị trí việc làm từ năm 2021 - ảnh 1
Người lao động làm việc trong cơ quan của TP được áp dụng mức lương mới vào năm 2021 (ảnh minh họa)

 
Đối với khối các doanh nghiệp: từ năm 2019 đến năm 2020 rà soát, đánh giá địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng đảm bảo phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của cá nhân và gia đình người lao động. Từ năm 2021, các doanh nghiệp thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động đảm bảo áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
 
Để thực hiện kế hoạch, đồng chí Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị trực thuộc hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm để làm căn cứ xây dựng và thực hiện chế độ tiền lương mới; tiếp nhận hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động, xem xét phê duyệt, cho ý kiến về quỹ tiền lương của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động theo quy định. Các đơn vị cần đẩy mạnh thực hiện kế hoạch chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công sang hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự chủ về chi thường xuyên.
 
Đối với khối các doanh nghiệp, cần quyết liệt triển khai có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; các đơn vị phát huy vai trò tự chủ tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo chuyển biến căn bản trong việc chống thất thu... 
 
 
Lan Anh 

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".