Con đọc sách cấm: Đừng vội trách phạt

Chia sẻ

PNTĐ-Một bà mẹ có con gái học lớp 9 kể, một lần chị phát hiện trong gối ngủ của con giấu một cuốn sách. Khi lấy ra xem, chị phát hoảng vì cuốn sách toàn nói đến chuyện sex...

 
Một bà mẹ có con gái học lớp 9 kể, một lần chị phát hiện trong gối ngủ của con gái giấu một cuốn sách. Khi lấy ra xem, chị phát hoảng vì nội dung của cuốn sách toàn nói đến chuyện sex bậy bạ. Ngay lập tức, chị hốt hoảng báo tin cho chồng. Khi con gái đi học về, họ lớn tiếng quát mắng và cấm con tìm đọc các loại sách cấm ấy. Cô bé thú nhận đã mượn sách của bạn cùng lớp về đọc vì thấy các bạn đều đọc nó. 
 
Tôi đem câu chuyện của người mẹ ấy kể lại với một số phụ huynh khác. Phản ứng của đa số đều giống như bố mẹ cô bé trên. Tuy nhiên, số còn lại nhận định cách xử lý của bố mẹ cô bé là sai lầm. Thực ra, bố mẹ hãy xem đây là cơ hội tốt để giáo dục giới tính và nói về an toàn sức khỏe sinh sản cho con. Hãy thoải mái hỏi con về nguồn gốc cuốn sách “tế nhị”, thay vì trừng phạt, cấm đoán. Nếu con thừa nhận do hiếu kỳ mượn về đọc, bố mẹ hãy nhẹ nhàng: “Do bố mẹ chưa kịp nói chuyện với con về vấn đề giới tính khiến con phải tò mò tìm hiểu qua loại sách này. Nhưng, đây là loại sách không đáng tin cậy, nó sẽ khiến con hiểu sai về vấn đề tình yêu, tình dục”. 
 
Con đọc sách cấm: Đừng vội trách phạt - ảnh 1
Cha mẹ nên hướng dẫn con đọc những cuốn sách lành mạnh. Ảnh minh họa

 
Sau đó, bố mẹ có thể hỏi con về thái độ của các bạn khi tìm đọc những loại sách này, sự hiểu biết của vấn đề giới tính ra sao. Từ đó, bố mẹ có thể dự đoán được con nhận thức về vấn đề đó như thế nào, rồi mới nói rõ cho con hiểu rõ tác hại của loại sách sex mà con đang đọc. Nếu con muốn đọc sách cung cấp kiến thức về giới tính, bố mẹ sẽ mua cho con, hoặc hướng dẫn con tìm mua sách do các nhà xuất bản uy tín phát hành. 
 
Nếu đó là sách của bạn bè cho con mượn đọc, phụ huynh không nên truy cứu bạn bè con quá gay gắt, hãy phân tích cho con hiểu, để con giảng giải lại cho các bạn về cuốn sách không lành mạnh ấy. Từ đó, con và các bạn chấm dứt việc tìm đọc các loại sách này. Việc này sẽ khiến cho con cảm thấy mình được tôn trọng, để rồi hợp tác, thoải mái chia sẻ với bố mẹ về vấn đề giới tính, thay vì sợ hãi, né tránh, lén lút tìm hiểu qua những cuốn sách không lành mạnh. 
 
 
Huyền Ly

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.