Sức sống mới của Tuồng truyền thống

Chia sẻ

PNTĐ-Nhà hát Tuồng Việt Nam chính thức công diễn phục vụ khán giả vở tuồng “Trung Thần”. Vở diễn cũng như một lời khẳng định sức sống của tuồng truyền thống trong cuộc sống hôm nay.

 
Đây là vở diễn sẽ tham gia Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc vào tháng 5, nhân kỷ niệm 129 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập nhà hát Tuồng Việt Nam.
 
Sức sống mới của Tuồng truyền thống - ảnh 1
Vở diễn “Trung thần”

 
Xem “Trung thần” ngẫm chuyện xưa
 
“Trung thần” (đạo diễn Hoa Hạ) là vở tuồng lịch sử xoay quanh những con người chính nghĩa như Tả quân Lê Văn Duyệt, Trung quân Nguyễn Văn Thành, Hữu quân Lê Chất, tướng quân Trương Tấn Bửu - ba vị tướng tài thời Nguyễn Ánh, luôn xem trọng nhiệm vụ phò tá nhà vua.
 
Những nỗ lực của 3 trung thần đã góp phần không nhỏ làm nên vương triều vua Gia Long - Nguyễn Ánh và vị vua kế nhiệm Minh Mạng. Khi giang sơn bất ổn, họ là những người chinh chiến nơi sa trường, không sợ chết, quyết một lòng vì nước. Nhưng, sau khi thế sự đã ở giai đoạn bình ổn, gian thần ngày đêm tìm mọi cách loại trừ những trung thần để mưu lợi khiến hai vị vua có những quyết định sai lầm trong cách cư xử, trọng dụng người tài, quên đi cống hiến của những vị tướng tài.
 
Cảm phục tài năng và đức độ của các nhân vật trung thần trong lịch sử, đặc biệt là Tả quân Lê Văn Duyệt, NSƯT - đạo diễn Hoa Hạ đã chấp bút viết kịch bản “Trung Thần”. Cùng với dàn dựng của NSND Hoàng Quỳnh Mai, kết hợp với tài năng diễn xuất của các nghệ sĩ vở tuồng đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả. Sự đối chọi gay gắt giữa chính - tà trong vương triều đã giúp cho câu chuyện kịch tính, nóng bỏng, nhiều cao trào, khiến khán giả không ngừng hồi hộp, tức giận, đau xót cùng từng vai diễn.
 
“Trung thần” là một vở tuồng lịch sử mang nhiều yếu tố mới, gần gũi với khán giả thời nay. Vở tuồng đã xây dựng được những anh hùng, nhân vật lịch sử có nhiều ảnh hưởng, mang đậm tính nhân văn, những tình cảm vua - thần, cha - con, vợ - chồng được đề cao. 
 
Vở diễn cũng như một lời khẳng định về sức sống của tuồng truyền thống trong cuộc sống hôm nay. 
 
Bền bỉ giữ lửa cho tuồng
 
Không chỉ khiến người xem vẫn dành nhiều tình cảm cho tuồng, những năm gần đây, để đáp ứng với sự thay đổi, biến thiên và phát triển của cuộc sống, nhà hát Tuồng Việt Nam cũng đã nỗ lực đổi mới về nội dung, hình thức trong các vở diễn để tuồng trở nên sinh động, gần gũi với đời sống hơn.
 
Cùng với “Trung thần”, trước đó, hàng loạt các vở tuồng lịch sử như “Trần Quốc Toản ra trận”, “Phương thuốc thần kỳ”, “Mộc Quế Anh dâng cây”… đã tạo nên những giá trị riêng biệt cho nghệ thuật Tuồng. Nhiều vở kịch khai thác sâu vào các khía cạnh lịch sử, giúp khán giả hiểu rõ hơn về quá khứ của dân tộc, công lao của các bậc tiền bối, những người có công với đất nước.
 
Bên cạnh đó, vào thứ 2 và thứ 5 hằng tuần, tại rạp Hồng Hà (tại Đường Thành - Hà Nội) nhà hát Tuồng liên tục có các suất diễn phục vụ khách trong và ngoài nước, các tối thứ 6 và Chủ nhật phối hợp với Ban quản lý phố cổ Hà Nội biểu diễn Tuồng ở phố Mã Mây. Mỗi năm Nhà hát cũng tổ chức khoảng 20 buổi diễn ở vùng sâu vùng xa, diễn phục vụ các đơn vị quân đội, các cơ quan đoàn thể. 
 
Các nghệ sĩ tuồng tin tưởng rằng, với nỗ lực và tình yêu dành cho tuồng, cũng như cố gắng đem tuồng đến với khán giả, nghệ thuật tuồng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ. 
 
 
Hải Ngọc 

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Giải Pickleball Công an nhân dân mở rộng lần I

Khai mạc Giải Pickleball Công an nhân dân mở rộng lần I

(PNTĐ) - Tối 18/7, Giải Pickleball Công an nhân dân khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ nhất năm 2025 đã khai mạc tại Hà Nội. Giải được tổ chức vào dịp hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), đồng thời hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi  hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

(PNTĐ) - Nữ nghệ sĩ nói về cảm xúc khi hát tri ân Anh hùng, Liệt sĩ tại Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị): "Cảm giác đứng giữa nơi đây hát luôn rất đặc biệt, khó diễn tả. Tôi thấy mình không phải hát cho những khán giả đang ngồi dưới khán đài, mà là đang hát cho gần 11.000 anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây. Rất nhiều khi khóe mắt muốn cay, lồng ngực như nghẹn lại".
Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

(PNTĐ) - Lê Thiết Cương - họa sĩ, nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời ở tuổi 63 sau thời gian mắc trọng bệnh. Tin từ gia đình cho biết, họa sĩ qua đời vào 18h55 tối 17/7 tại nhà riêng. Tin buồn khiến nhiều người bất ngờ bởi cách đây chưa lâu, họa sĩ còn có buổi giao lưu ra mắt cuốn sách mới của ông mang tên Trò chuyện với hội họa.