Phải có “kênh” tiếp nhận thông tin bạo lực học đường

Chia sẻ

PNTĐ-Đó là một trong những yêu cầu của Bộ GD-ĐT đối với các cơ sở giáo dục, được nêu ra tại Chỉ thị về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục...

 
Đó là một trong những yêu cầu của Bộ GD-ĐT đối với các cơ sở giáo dục, được nêu ra tại Chỉ thị về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục do Bộ này vừa ban hành. 
 
Cụ thể, Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng về phòng, chống bạo lực học đường và phát hiện, thông báo, can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường; xây dựng quy chế phối hợp với các sở, ngành và các tổ chức ở địa phương để bảo đảm an ninh, an toàn trường học; tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh. 
 
Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn tại đơn vị. Các cơ sở giáo dục phải quan tâm xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện; xây dựng và triển khai quy tắc ứng xử; phát triển các CLB phù hợp với năng khiếu, sở thích, điều kiện và lứa tuổi học sinh; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội cho học sinh. 
 
Cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường; phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường; quan tâm thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường như lập hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát… để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường.
 
 
T.A

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.