Tham gia thảo luận "Tài sản riêng trong hôn nhân"

Chia sẻ
 
Tham gia thảo luận
Ảnh minh họa

 
Cần văn minh hơn trong vấn đề tài sản riêng
 
Qua theo dõi các ý kiến thảo luận được đăng tải trên báo Phụ nữ Thủ đô, tôi nhận thấy chúng ta cần nhìn nhận vấn đề "tài sản riêng trong hôn nhân" một cách văn minh hơn. Bởi chủ đề này tuy khá mới ở nước ta nhưng lại tồn tại từ lâu ở nước ngoài. Việc xác lập tài sản riêng trong hôn nhân giúp vợ/chồng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình, chứ không phải gây thiệt thòi như chúng ta vẫn lầm tưởng. Người Việt lâu nay vẫn mang văn hóa duy tình trong cuộc sống. Vì thế, trước mọi vấn đề đều nhìn nhận trên góc độ tình cảm sau đó mới đến lý trí. Điều này cũng thể hiện rõ trong cuộc sống hôn nhân, vì duy tình nên vợ chồng luôn mong muốn mọi thứ đều là của chung, thay vì xác định của riêng. Do đó, đa số vẫn không chấp nhận chuyện vợ chồng xác lập tài sản riêng.
 
Thực tế, có những cặp đôi đến với nhau vì lợi ích kinh tế nhiều hơn là tình cảm. Bấy giờ, nếu không xác lập tài sản riêng ngay từ đầu thì người có tài sản sẽ bị thiệt thòi bởi mục đích vụ lợi trong hôn nhân của đối phương. Nhiều cuộc hôn nhân dù bất hạnh nhưng không vẫn không thể ly hôn bởi cuộc chiến chia tài sản. Hệ lụy kéo theo không chỉ giá trị của hôn nhân bị bóp méo mà còn khiến con cái chịu khổ bởi sống trong gia đình bố mẹ không yêu thương nhau, chỉ lo tranh dành tài sản. 
 
Luật pháp đã quy định cho phép vợ chồng có quyền xác lập tài sản riêng trong hôn nhân. Đã đến lúc, chúng ta nên nhìn nhận vấn đề tài sản riêng trong hôn nhân theo xu hướng văn minh hơn thay vì quyết liệt đả kích nó.
 
Nguyễn Thúy Lê 
(Hà Đông, Hà Nội) 
 
Ủng hộ bố mẹ chia tài sản riêng cho con gái 
 
Tôi nghĩ việc bố mẹ vợ có mong muốn xác lập tài sản riêng cho con gái trong hôn nhân là hợp lý. Người chồng cũng không nên vì thế mà phản đối vì trên thực tế, anh ta không góp sức, góp công tạo nên tài sản đó. 
 
Trước khi cưới nhau, vợ chồng tôi đều được bố mẹ cho một số tài sản và cả hai đều thỏa thuận xác lập tài sản riêng. Vợ tôi được bố mẹ mua cho một chiếc ô tô trước khi kết hôn. Sau khi cưới được 3 năm, gia đình bên vợ làm ăn khó khăn, vợ tôi đã bán ô tô lấy tiền đưa bố mẹ giải quyết công việc. Tôi tất nhiên không phản đối vì cho rằng đó là tài sản riêng của vợ và cô ấy có quyền định đoạt. Tại sao tôi lại phải tranh giành với lý do "của vợ công chồng"?
 
Tôi nghĩ vấn đề "tài sản riêng trong hôn nhân" không có gì xấu. Quan trọng là cách ứng xử của vợ chồng đối với tài sản riêng như thế nào. Nếu người có tài sản riêng lúc nào cũng cậy quyền, ỷ thế, coi vật chất trên hết, xem thường bạn đời thì hôn nhân sẽ không bao giờ hạnh phúc. Ngược lại, nếu chồng/vợ lúc nào cũng ấm ức vì không được bạn đời cho đứng tên chung tài sản thì hôn nhân cũng không thể lâu bền. Mỗi người nên xác định rõ ràng chỉ những tài sản vợ chồng cùng nhau tạo lập nên thì mới là của chung. 
 
Nguyễn Văn Ngà
(Định Công, Hoàng Mai, HN)
 
Rạch ròi để tránh bi kịch phân chia tài sản
 
Chia tài sản thừa kế là một trong những vấn đề gây nhức nhối cho không ít gia đình gia đình hiện nay. Đặc biệt trong các gia đình tái hôn có con chung, con riêng. Nguyên nhân đều xuất phát từ việc xác định tài sản riêng - chung không rõ ràng trong hôn nhân. Vì thế tôi nghĩ, nếu xác định tài sản riêng rõ ràng ngay từ đầu, việc bố mẹ chia thừa kế cho các con sau này cũng theo đó thuận tình, thuận lý hơn.
 
Vợ chồng chú thím tôi đến với nhau trong hoàn cảnh "rổ rá cạp lại", cả hai đều có con riêng. Khi về sống chung với nhau, chú thím tôi thỏa thuận xác lập tài sản riêng của mỗi người. Họ trích một phần đóng góp vào cuộc sống chung, số còn lại được xác lập là tài sản riêng dành cho các con riêng của mỗi người. Phần tài sản dành cho con chung do họ tạo dựng từ khi về sống cùng nhau. Nhờ sự thỏa thuận này nên phần chia tài sản thừa kế cho các con khi chú thím tôi qua đời lý tình đều thuận. Hai bên nội ngoại của con chung, con riêng cũng hài lòng với cách giải quyết đó của chú thím tôi. Họ đều thấy quyền lợi của các cháu mình đều được phân chia công bằng.
 
Thiết nghĩ, chúng ta không nên cho rằng xác lập tài sản riêng trong hôn nhân là xấu, là tư lợi riêng cho bản thân. Thay vào đó, chúng ta hãy xem đó là một cách để bảo vệ quyền lợi cho mình và các con. Đây cũng là giải pháp để việc phân chia tài sản thừa kế được minh bạch, hợp tình hợp lý hơn.
 
 
Vũ Vân Anh 
(Đông Anh, Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.