Điều cần biết khi uống thuốc hạ mỡ máu

Chia sẻ

PNTĐ-Thuốc thuộc nhóm statin là loại thuốc được kê đơn dùng để hạ mỡ máu (hay còn gọi là cholesterol).

 
 Thuốc thuộc nhóm statin là loại thuốc được kê đơn dùng để hạ mỡ máu (hay còn gọi là cholesterol). Khi bạn có quá nhiều cholesterol LDL, loại cholesterol này sẽ tích tụ và bám vào thành động mạch. Việc này có thể dẫn đến giảm tuần hoàn máu. Quá nhiều cholesterol LDL có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Bởi vậy, bạn cần hết sức thận trọng.
 
Điều cần biết khi uống thuốc hạ mỡ máu - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Nhất quán về thời điểm uống thuốc
 
TS, BS Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, hiện nay có rất nhiều loại thuốc thuộc nhóm statin với nhiều tên biệt dược khác nhau, bao gồm: Simvastatin (Zocor), Lovastatin (Altoprev, Mevacor), Fluvastatin (Lescol), Atorvastatin (Lipitor), Pitavastatin (Livalo), Pravastatin (Pravachol), Rosuvastatin (Crestor). Đa số các loại thuốc giảm mỡ máu thuộc nhóm statin này sẽ phải uống 1 lần/ngày. Phụ thuộc vào từng loại thuốc và hàm lượng thuốc, bạn cũng có thể sẽ phải uống 2 lần/ngày.
 
Theo TS, BS Trương Hồng Sơn, một số loại thuốc statin sẽ có tác dụng tốt hơn khi được uống trong khi ăn. Một số loại khác sẽ có tác dụng tốt hơn khi uống vào buổi tối. Đó là bởi vì enzym cần để tạo ra cholesterol thường hoạt động mạnh hơn vào buổi tối. Thời gian bán thải (thời gian mà một nửa liều thuốc bị thải ra khỏi cơ thể) của đa số các loại thuốc statin thường rất ngắn. Cụ thể:
 
Những thuốc statin nên được uống vào buổi tối: Một số loại thuốc statin có thời gian bán thải dưới  6 tiếng. Những loại thuốc này nên được uống tốt nhất vào buổi tối. Simvastatin (Zocor) là một thí dụ về loại thuốc dạng này. Các nghiên cứu chứng minh rằng, khi simvastatin được uống vào buổi tối, nó sẽ có tác dụng giảm cholesterol LDL nhiều hơn khi được uống vào buổi sáng. Lovastatin (Mevacor) nên được uống khi đang ăn tối. Các loại thuốc mở rộng của lovastatin (Altoprev) nên được uống trước khi đi ngủ. Fluvastatin (Lescol) có thời gian bán thải khoảng 3 tiếng, do vậy, loại thuốc này cũng nên được uống vào buổi tối.
 
Các loại thuốc statin nên được uống vào buổi sáng: Các nghiên cứu cho thấy một số loại thuốc statin mới hiện nay chỉ có tác dụng vào buổi sáng. Các thuốc ức chế men khử HMG - CoA như atorvastatin (Lipitor) và rosuvastatin (Crestor) mạnh hơn các statin loại cũ. Thời gian bán thải của những loại thuốc này ít nhất là 14 tiếng. Loại thuốc mở rộng của fluvastatin (Lescol XL) có thể được uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
 
Tránh các tác dụng phụ
 
Theo TS, BS Trương Hồng Sơn, việc quan trọng nhất bạn cần biết là các loại statin không phải tất cả đều giống nhau. Đó là lý do vì sao bạn nên đọc hết các loại thuốc đi kèm trong đơn thuốc của bạn. Tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.   
 
Với một số loại thuốc statin, bạn không nên uống nước bưởi khi đang dùng thuốc. Nước bưởi có thể làm cho thuốc lưu lại trong cơ thể lâu hơn so với bình thường. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan, cơ và thậm chí là suy thận. Nếu tờ hướng dẫn sử dụng không nhắc đến việc tránh uống nước bưởi, bạn nên hỏi lại bác sĩ.
 
Statin có thể sẽ hiệu quả trong việc kiểm soát mỡ máu, nhưng cũng có một số nguy cơ khi dùng thuốc. Một số tác dụng không mong muốn phổ biến bao gồm đau cơ, đau khớp, buồn nôn và đau đầu. Những nguy cơ nghiêm trọng hơn bao gồm tổn thương cơ, thận và gan. Nếu bạn bị đái tháo đường typ 2, statin có thể sẽ làm tăng lượng đường huyết của bạn. Nếu bạn gặp các tác dụng phụ, hãy nói với bác sĩ để có thể được đổi loại thuốc khác.
 
Ngoài ra, statin có thể rất hiệu quả trong việc giảm cholesterol LDL, nhưng bạn cũng có thể kiểm soát lượng cholesterol này bằng nhiều cách thay thế thuốc khác hoặc bằng cách thay đổi lối sống. Chế độ ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giảm cholesterol. Chế độ ăn của bạn nên chứa nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc và cá. Cố gắng giảm lượng chất béo bão hòa và trans fat mà bạn nạp vào cơ thể và tăng cường ăn các loại thức ăn có chứa nhiều axit béo omega - 3. Hạn chế ăn muối và carbohydrate tinh chế. 
 
Bạn cũng nên biến tập thể thao trở thành thói quen hàng ngày và cố gắng ngồi tại chỗ càng ít càng tốt. Bạn cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách cai thuốc lá và duy trì cân nặng hợp lý.
 
 
Linh Vũ

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.