“Chẳng có gì mà con phải khóc cả”

Chia sẻ

PNTĐ-Kỳ tuyển sinh nào cũng vậy, đằng sau sĩ tử, là sự lo lắng đến thắt ruột gan của biết bao bậc phụ huynh.

“Chẳng có gì mà con phải khóc cả” - ảnh 1
Cha mẹ hãy luôn trao con sự động viên, khích lệ

 
Buổi thi môn Toán chiều ngày 6/2, trước hội đồng thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Yên Hòa, nhiều cha mẹ học sinh đội nắng, nhẫn nại ngồi chờ con. Những ánh mắt đăm chiêu nhìn về phía cánh cổng trường đóng kín, tiếng thở dài hồi hộp. Bầu không khí bắt đầu sôi động khi từ phía cổng trường, các thí sinh hoàn thành bài thi đầu tiên bước ra.
 
- Con ơi, làm được bài thi không? - một bà mẹ vừa thấy con, liền hồ hởi chạy lại hỏi.
 
- Xin đừng ai hỏi con như vậy nữa được không? - cô bé mếu máo rồi òa khóc.
 
Thế cũng đủ hiểu, thí sinh này có làm tốt bài thi hay không. Người mẹ thoáng chút sững lại, gương mặt bần thần. Nhưng rồi, chị lấy lại bình tĩnh, vỗ vai con:
 
- Mẹ xin lỗi con. Nhưng không sao đâu, chỉ cần con cố gắng hết sức là tốt rồi. Không học trường công lập, mình vẫn còn nhiều cơ hội khác nữa mà. Chẳng có gì mà con phải khóc cả.
 
Thôi, lên xe, mẹ con mình về nhà.
 
Vẫn biết những lời động viên ấy chẳng thể thay đổi được tình hình. Nhưng, thay vì đổ thêm dầu vào lửa, người mẹ ấy đã chọn cách ứng xử lạc quan, thay vì để cả mẹ và con cùng căng thẳng, áp lực. 
 
20 ngày sắp tới chờ đợi kết quả, sẽ là quãng thời gian “nín thở” với nhiều gia đình. Liệu con sẽ trúng tuyển hay nằm trong số 23.000 thí sinh không được vào trường THPT công lập? Nói vậy để thấy, dù đứa trẻ có thi trượt, thì con cũng không phải là cá biệt. Ngoài con, vẫn còn hơn 23.000 thí sinh khác cũng như vậy. Không lẽ, tương lai tươi sáng đều sẽ đóng sập lại với chúng.
 
Kết luận một đứa trẻ ở tuổi 15 bị hỏng thi là thất bại, liệu đã quá vội vàng và công bằng?
 
Trước mỗi mùa thi, các bác sĩ, chuyên gia tâm lý lại lên tiếng cảnh báo về tình trạng trẻ bị rối nhiễu tâm lý, trầm cảm… vì áp lực thi cử. Có trường hợp, do quá căng thẳng nhưng không thể chia sẻ cùng ai, trẻ đã tự tìm đến cái chết như một lối thoát, để lại sự đau khổ, tiếc thương tột cùng cho người thân, bạn bè, thầy cô giáo. Đánh đổi điểm số thấp bằng mạng sống của mình, quả là xót xa.
 
Người lớn hãy thử đặt mình vào vị trí của những đứa trẻ, quanh năm cắm đầu vào sách vở, rồi còn phải gánh trên vai bao kỳ vọng của người lớn, danh dự của gia đình, nỗi sợ bị đàm tiếu… mới thấy chúng mệt mỏi đến thế nào. 
 
Chỉ còn ít tuần nữa sẽ diễn ra kỳ thi THPT quốc gia. Lại sẽ có thêm nhiều ông bố, bà mẹ khác “đứng tim” dõi theo con ở bên ngoài phòng thi. Nhưng, dù có thế nào, hãy luôn đón chào con bằng lời động viên “Mình còn nhiều cơ hội khác nữa mà… Chẳng có gì mà con phải khóc cả”.
 
 
Trung Thu

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…