7 điều đầu tiên bố mẹ cần dạy con để bảo vệ bản thân

Chia sẻ

PNTĐ-Cha mẹ là những “người thầy đầu tiên” dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân, ngay từ lúc con còn rất nhỏ. Dưới đây là 7 điều sơ đẳng cha mẹ cần dạy con.

 
Mặc dù phòng chống xâm hại trẻ em là nhiệm vụ của nhiều cấp, nhiều ban ngành và toàn thể xã hội, tuy nhiên, cha mẹ là những “người thầy đầu tiên” dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân, ngay từ lúc con còn rất nhỏ. Dưới đây là 7 điều sơ đẳng cha mẹ cần dạy con.
 
1. Dạy con rằng cơ thể của con là riêng tư, không ai được phép xâm phạm. Trên cơ thể có những bộ “phận kín”, con không cho bất kỳ ai đụng chạm, sờ mó và cũng không tò mò đụng chạm, sờ mó chỗ kín của người khác. Khi bị người khác đụng chạm, sờ mó, kể cả ông bà, bố mẹ, anh chị em hay người thân khác, con cần có phản ứng bằng lời như “ông không được làm thế, cháu không thích đâu”, đồng thời có hành vi hất tay người đó ra và vùng bỏ chạy.
 
2. Giáo dục cho con biết quyền và bổn phận của trẻ. Đã khá lâu, chúng ta tập trung dạy con “Quyền trẻ em”, nhưng quên rằng trẻ em cũng có bổn phận của mình. Bổn phận là những điều trẻ con phải thực hiện. Một đứa trẻ có ý thức học tập, chăm chỉ giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc phù hợp, chấp hành tốt kỷ luật của lớp, của trường… sẽ được yêu quý, ít bị bạo lực vô cớ.
 
7 điều đầu tiên bố mẹ cần dạy con để bảo vệ bản thân - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
3. Đừng quên nhắc nhở, giáo dục con rằng cần có kỹ năng giao tiếp tốt, sống vui vẻ, hòa đồng với bạn bè, năng động, tích cực tham gia các hoạt động chung, không phân biệt đối xử với các bạn khác, không sống “khác người” quá, dẫn tới bị ghét bỏ, bị cô lập, bị bắt nạt, bị bạo lực. Một đứa trẻ ngoan ngoãn, tươi cười chào hỏi mọi người, giúp đỡ mọi người, biết cảm thông chia sẻ với mọi người, khi có lỗi, chủ động xin lỗi chân thành, không tha gia vào các “băng nhóm tiêu cực” sẽ được an toàn hơn.
 
4. Phải biết giữ gìn khoảng cách với những người khác. Không vô tư ngồi lên lòng, chui vào xe ô tô hay ngồi lên xe máy của người khác. Dù là anh chị em ruột cũng không ngủ chung. Khi tắm rửa, nằm ngủ, cần ý tứ, kín đáo. 
 
5. Nhắc nhở con rằng chỉ có ở giữa đám đông, giữa những người thân, con mới được an toàn. Do đó, không đi lang thang một mình, không ở lại nhà hàng xóm khi biết chỉ có ông hay bác, không ở lại nhà thầy giáo khi chỉ có một thầy một trò, cảnh giác tìm cách rút lui, thoát hiểm khi thấy người lớn có hành vi mờ ám như đưa mình vào chỗ kín, buồng kín, phòng kín hay khóa, chốt cửa. Trẻ phải tìm lý do để ra về hoặc cảnh báo rằng “cháu sẽ kêu đấy, bác/ anh đừng làm thế”.
 
6. Dạy con, đang đi mà có người bế, lôi kéo mình, hãy vùng vẫy, kêu to rằng “Bắt cóc trẻ con”, “Cứu cháu với”, “Ông ấy không phải bố cháu”… Nhiều trẻ chỉ biết khóc hoặc kêu “bỏ ra”, người đi đường tưởng bố con hay người thân, nên không ai can thiệp.
 
7. Khi con đã lớn hơn, cha mẹ hãy dạy con cách thoát hiểm khi gặp nạn. Khi xung quanh không có ai, không nên kêu cứu, vì sẽ bị kẻ gian bịt miệng, bóp cổ thủ tiêu. Trẻ không bỏ chạy hay đánh trả lại kẻ gian, vì sẽ sớm bị kẻ gian bắt lại và hành hung mạnh hơn, cố gắng bình tĩnh, giả vờ ngây ngô, tin tưởng kẻ gian, mục đích làm kẻ gian không cảnh giác. Lợi dụng lúc kẻ gian sơ hở, trẻ hãy tìm cách hãy chọc vào mắt, yết hầu hay đấm, đạp mạnh vào chỗ kín của kẻ gian, kẻ gian sẽ bị đau và buông tay để tự vệ. Khi ấy trẻ có thể bỏ chạy và kêu cứu…
 
 
Đinh Thủy

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.