Cảnh báo tác dụng ngược khi lên án nạn bạo hành, ấu dâm

Chia sẻ

PNTĐ-Mong muốn ngăn chặn tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, nhiều nghệ sĩ thực hiện các dự án nghệ thuật. Tuy nhiên, một số tác phẩm lại đem đến tác dụng ngược lại...

 
Mong muốn ngăn chặn tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, nhiều nghệ sĩ thực hiện các dự án nghệ thuật (phim, ảnh, ca nhạc...) để góp tiếng nói, truyền tải thông điệp tới cộng đồng. Tuy nhiên, thời gian qua một số bộ phim tái hiện những cảnh tượng này đã đem đến tác dụng ngược lại.
 
Chung tay lên án nạn bạo hành, ấu dâm
 
Cuối tháng 6 vừa qua, diễn viên Xuân Nghị đã phát hành bộ phim ngắn 11 phút mang tên “200k” (còn có tên khác là “Bản án kẻ ấu dâm”) với nội dung tái hiện cảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng bị gã “yêu râu xanh” ôm hôn trong thang máy, dù thoát ra được nhưng em gái vẫn hoảng loạn, gào thét vì sợ hãi. Sau đó, là hành trình gã “yêu râu xanh” dùng tiền bưng bít hành vi của mình nhưng cuối cùng vẫn phải trả giá. 
 
Cách đây chưa lâu, bộ ảnh “Những đứa trẻ mang bầu” với 12 bức ảnh chủ đạo là các bé gái ở độ tuổi 8 - 12 mang bầu cũng gây sự chú ý của dư luận. Dự án có sự góp mặt của 4 em gái với tư cách là người minh họa để truyền đi một thông điệp ý nghĩa tới cộng đồng: Hãy bảo vệ trẻ em trước tội phạm ấu dâm.
 
Cảnh báo tác dụng ngược khi lên án nạn bạo hành, ấu dâm  - ảnh 1
Bộ ảnh “Những đứa trẻ mang bầu” gây chú ý nhưng cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều

 
Các dự án âm nhạc cũng được nhiều nghệ sĩ triển khai thực hiện như MV “Giữ lấy tuổi thơ”, “Đừng để con một mình”… Các dự án phim có thể kể đến: “[S.O.S] Sói trắng” năm 2017 của đạo diễn Lê Hoàng; sắp tới là “Câu chuyện buồn nhất thế gian” của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp; hay “578” của đạo diễn Lương Đình Dũng…
 
Hầu hết các sản phẩm nghệ thuật về chủ đề này đều đáng được ghi nhận về sự cố gắng và ý nghĩa tốt đẹp mà những người thực hiện gửi gắm. Nhưng thẳng thắn nhìn nhận, hầu hết các dự án đã ra mắt đề tài ấu dâm chưa thực sự được chú ý, thậm chí một số sản phẩm còn gây tranh cãi là khiên cưỡng, phản cảm trong cách thể hiện. 
 
Chẳng hạn, bộ phim của Xuân Nghị nhận những ý kiến trái chiều cho rằng cách thể hiện khiên cưỡng và có phần cổ xúy cho bạo lực, Xuân Nghị chọn cách trừng trị “yêu râu xanh” theo kiểu “luật rừng”, khá tàn khốc chứ không phải dưới ánh sáng luật pháp như công chúng mong muốn.
 
Hay, bộ ảnh “Những đứa trẻ mang bầu” gây tranh cãi về biểu hiện của các nạn nhân trong ảnh không đúng thực tế, cùng với việc để trẻ em làm người mẫu thực hiện bộ hình. Ngay cả phim truyện Việt Nam đầu tiên về đề tài ấu dâm - “[S.O.S] Sói trắng” của Lê Hoàng cũng bị chê chất lượng và phương thức làm phim không tới, không hiệu quả.
 
Chỉ nên cảnh báo, tránh gây tổn thương
 
Ca khúc “Til it happens to you” (tạm dịch Khi điều đó xảy ra với bạn) - ca khúc của Lady Gaga về việc ủng hộ những nạn nhân của nạn xâm hại tình dục đã góp thêm một tiếng nói chống lại vấn nạn này. Ngay lập tức, ca khúc đã được ủng hộ mạnh mẽ và đạt được giải Oscar cho ca khúc trong phim hay nhất. Phim “The Hunt” của Đan Mạch hay “Hope” của Hàn Quốc được đánh giá cao bởi đã vạch trần thái độ thờ ơ của xã hội, và lên án cái ác một cách sâu sắc với thông điệp mạnh mẽ. Việt Nam chưa có những dự án nghệ thuật đề tài này đủ chạm tới trái tim và sự ủng hộ của cộng đồng. Vì sao?
 
Nói về bộ phim mình ấp ủ (phim “578”), đạo diễn Lương Đình Dũng chia sẻ: “Quan trọng là phải biết cách thể hiện, không lạm dụng, đặc biệt trong điện ảnh, tôi tránh những hình ảnh có thể gây tổn thương. Còn lại 578 là một thế giới rộng lớn về hình ảnh và câu chuyện mới mẻ”.
 
TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cho rằng: “Một khi đã dùng các thủ pháp nghệ thuật thì có thể khiến người xem có cảm giác không thực”. Tiến sĩ Thu Hồng lấy ví dụ, việc sử dụng các em bé làm người mẫu trong bộ ảnh “Những em bé mang bầu” không phải một giải pháp hợp lý, nếu là tranh vẽ và chuyện kể thì tốt hơn.
 
“Các nhà làm phim có lẽ không nên kể lại quá chi tiết hành vi tội ác vì sẽ gây nên nỗi sợ hãi. Chưa kể, những kẻ bệnh hoạn có thể học theo. Nên tập trung vào hậu quả mà các nạn nhân phải chịu đựng, nhất là chấn thương tinh thần và tác động lâu dài” - TS Khuất Thu Hồng gợi ý.
 
Những sản phẩm văn hoá nghệ thuật phản ánh được thực trạng đời sống, được xem là một cách tiếp cận nhẹ nhàng, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nếu đó là những tác phẩm chất lượng. Tuy nhiên, các nghệ sĩ cũng cần thận trọng bởi đề tài ấu dâm thường nhạy cảm và các nghệ sĩ khai thác không khéo sẽ bị quá đà, phản cảm, thậm chí khiến dư luận thêm hoang mang, lo sợ.
 
Nguyên Vũ

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.