Tránh định kiến trong biên soạn sách

Chia sẻ

PNTĐ-Bộ GD-ĐT đã nhận hồ sơ thẩm định sách giáo khoa lớp 1 của các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới...

 
Bộ GD-ĐT đã nhận hồ sơ thẩm định sách giáo khoa lớp 1 của các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Thời gian nhận hồ sơ kéo dài tới hết ngày 15/7. Sách giáo khoa lớp 1 mới sẽ được sử dụng từ năm học 2020-2021.
 
Các tổ chức, cá nhân biên soạn sách có nhu cầu thẩm định cần thực hiện thông qua đơn vị đề nghị thẩm định là các nhà xuất bản được thành lập theo quy định của pháp luật, trong đó việc tổ chức xuất bản sách giáo khoa phải được ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản.
 
Trường hợp bản mẫu sách giáo khoa được Hội đồng thẩm định đánh giá “đạt”, đơn vị tổ chức thẩm định hoàn thiện hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, dự thảo quyết định trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét, quyết định việc phê duyệt, cho phép sử dụng. 
 
Trường hợp bản mẫu sách giáo khoa được Hội đồng đánh giá “đạt nhưng cần sửa chữa” thì đơn vị tổ chức thẩm định trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT văn bản thông báo cho đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa thực hiện chỉnh sửa để thẩm định lại.
 
Trường hợp bản được Hội đồng đánh giá “không đạt” thì đơn vị tổ chức thẩm định thông báo kết quả cho đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa. Nếu tổ chức, cá nhân có nguyện vọng tiếp tục biên soạn sách giáo khoa thì bản mẫu sách giáo khoa phải được xây dựng lại để tổ chức thẩm định như lần đầu.
 
Mới đây, trong buổi làm việc bàn về hướng dẫn đánh giá SGK theo các tiêu chí của Thông tư 33/2017, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh yêu cầu phải có những bộ sách giáo khoa chất lượng tốt nhất, cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
 
Hiện nay, một dự thảo hướng dẫn các nội dung tránh định kiến trong biên soạn sách; tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới… đã được xây dựng. Đây là tài liệu hướng dẫn mang tính chất Khung áp dụng cho tất cả các bộ SGK từ lớp 1 đến lớp 12. 
 
 
P.V

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.