Chợ xe đạp cổ giữa lòng Hà Nội

Chia sẻ

PNTĐ-Từ nhiều năm nay, vào mỗi buổi sáng cuối tuần, một góc nhỏ ven hồ Tây lại lao xao tiếng cười nói của những người đam mê xe đạp cổ thuộc CLB “Hà Nội xưa và nay”...

 
Sau khi cùng nhau đi vòng quanh hồ, họ thường dừng xe tại đường Thanh Niên để giao lưu, nói chuyện. Dân chơi xe tới đây chủ yếu để giao lưu với những người cùng đam mê, chia sẻ kinh nghiệm và để khoe những chiếc xe “cưng” của mình. 
 
Chợ xe đạp cổ giữa lòng Hà Nội - ảnh 1

 
Ban đầu, khu vực này là nơi tụ họp của một nhóm người yêu thích xe đạp cổ, gặp nhau vào cuối tuần. Tính đến nay, CLB thành lập đã 11 năm với gần 100 thành viên, có độ tuổi từ 20 cho đến 80 tuổi. Dần dần, CLB đông lên và thành chợ lúc nào không hay. Nói là chợ nhưng những giao dịch, mua bán ở đây không nhiều. 
 
Đối với những thành viên của CLB đều có những kỷ niệm máu thịt với chiếc xe đạp của mình đã gắn bó. Với họ, chiếc xe đạp không còn là vật chất mà đó là ký ức, là hoài niệm. Những chiếc xe có tuổi đời hàng trăm năm thuộc nhiều nhãn hiệu nổi tiếng đến từ Pháp được “đoàn tụ” nhờ niềm đam mê sưu tập xe cổ. Xe đạp ở đây chủ yếu thuộc các hãng Peugeot, Mecier…
 
Những chiếc xe ở đây hầu hết từ những năm 60 trở lại đây, chỉ có một số là từ những năm 50, được mang từ nước ngoài về. Những chiếc xe đạp vẫn giữ nguyên vẻ thanh thoát và bóng loáng dù đã có tuổi đời gần nửa thế kỷ. Mỗi chiếc xe là một câu chuyện không thể quên trong ký ức mỗi người về một thời kỳ của Hà Nội cách đây nửa thế kỷ. Những chiếc xe này đối với người chơi như một tài sản vô giá, chúng luôn được lau chùi, bảo dưỡng thường xuyên. Đặc điểm xe Pháp cổ là nước sơn rất bền, nếu giữ gìn tốt thì để 50-70 năm màu sơn có thể còn mới nguyên. Xe cổ mà sơn lại thì không ai chơi nữa, cái giá trị của nó là ở đó. 
 
Đối với những người chơi đam mê xe cổ thì yêu cầu đầu tiên về chiếc xe là phải còn nước sơn zin. Hội viên CLB xe đạp cổ Hà Nội xưa và nay có xe cổ nhất là những năm 20 của thế kỷ trước. Giá trị của nó lên đến 200 triệu đồng. Những chiếc xe này đối với người chơi như một tài sản vô giá, chúng luôn được lau chùi, bảo dưỡng thường xuyên. Từ những chi tiết như: bộ phận đề, moay-ơ, chuông, đèn, xích, líp đều được người chơi chú ý, sưu tầm và hoàn thiện cho chiếc xe của mình. Độc đáo, quý hiếm, công phu là những yếu tố mà người chơi lấy làm tiêu chí đánh giá những chiếc xe đạp cổ ở chợ.
 
Chợ xe đạp cổ giữa lòng Hà Nội - ảnh 2

 
Không chỉ trao đổi về xe đạp, người ta còn trao đổi, mua bán những phụ tùng xe độc và lạ. Giống như thú chơi khác, chơi xe đạp cổ cũng không hề đơn giản, bởi những chiếc xe đạp nếu hỏng rất khó để sửa chữa. Những chiếc ốc vít, yên xe, ống bơm cổ không phải là sẵn có, phải công phu lắm mới tìm được phụ tùng thay thế. Khi mất hay hỏng hóc bộ phận nào đó, thậm chí chỉ là một con ốc thì người chủ phải tìm đúng chủng loại phụ kiện của dòng xe đó. 
 
Đến đây, ngắm những chiếc xe đạp cổ, nhấp chén trà có lẽ là điều thú vị đối với những thành viên CLB, bởi những chiếc xe “quý” của họ còn mang hoài niệm về một thời Hà Nội trước đây. Những người lớn tuổi đến đây để tìm lại hình ảnh của Hà Nội một thời gian khó và hào hùng khi chiếc xe đạp là tài sản lớn nhất, niềm hãnh diện của mỗi gia đình. Chơi xe đạp cổ cũng là một cách để giúp những người đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố sống chậm lại. Không chỉ giá trị về mặt vật chất mà có những chiếc xe cổ đã rong ruổi theo chủ nhân trải qua thời khốn khó của thời kỳ bao cấp.
 
Ngày ấy, cuộc sống của mỗi gia đình đều in dấu trên chiếc xe đạp. Chiếc xe hết bố đi làm đến mẹ đi chợ, rảnh thì con cái được mượn đi chơi. Đến cuối năm cán bộ, công nhân viên đều bình bầu thi đua, ai thuộc loại lao động xuất sắc thì mới được bốc thăm mua cái lốp xe đạp. Chiều 30 Tết xe được rửa lau chùi sạch sẽ để trước nhà ngắm nghía. Chiếc xe đạp đã gắn bó với cuộc đời con người và ngày nay là kỷ vật.
 
Giữa guồng quay động cơ của đô thị, lẩn khuất đâu đó còn những người hoài niệm lưu giữ những chiếc xe đạp cổ để gợi nhớ về một bóng dáng Hà Nội xa xưa. Những chuyện bình về xe, phụ tùng, lịch sử ra đời từng dòng xe thật đáng thú vị và tò mò. Chơi xe đạp cổ cũng là một cách để giúp những người đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố sống chậm lại. Cứ thế, bên chén chè nóng, những câu chuyện về chuyện bình xe, phụ tùng, lịch sử ra đời từng dòng xe Peugeot râm ran cả một khúc đường Thanh Niên bên Hồ Tây. 
 
 
Minh Phương

Tin cùng chuyên mục

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp  tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”. Chương trình là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với những thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) -Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phân công cho 7 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày 27/4 đến 1/5/2024. Với thời tiết được dự báo nắng nóng, oi bức, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn Thủ đô dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách tham quan. Hiện, Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng các phương án cho việc dự kiến đón 5 vạn khách vào dịp này.