Làm đàn ông... cũng sướng

Chia sẻ

PNTĐ-Cái sướng đầu tiên là họ không phải mang nặng đẻ đau, không bị khoác lên vai hai chữ “thiên chức”, dù họ cũng có công giúp người phụ nữ được làm mẹ...

  
Cưới vợ, ít tháng sau họ “tự nhiên lên chức bố”, nó tự nhiên đến độ khi vợ hay người nhà thông báo rằng họ đã có con, họ có chút vui mừng, bối rối, lo lắng. Họ vào viện, nhìn con nhưng không dám bế vì nó còn bé quá. Họ trở thành “người ship hàng” khi vợ bảo về nhà lấy thêm tã lót, lấy bình sữa, cái chăn…
 
Hôm sau đi làm, khoe ầm lên là “vợ em đẻ rồi”, giống như một thanh niên mới lớn khoe “đỗ tốt nghiệp”, vậy thôi. Đằng sau sự vui sướng được làm bố của người đàn ông là những tháng ngày mệt mỏi, nặng nề, nơm nớp lo lắng, không dám ăn cái này, kiêng cái nọ của người mẹ. Nhưng cũng không bằng cái sự “đau như xé” khi sinh con của người vợ. Nhiều anh chồng thiếu hiểu biết, chỉ bảo bây giờ mổ đẻ, có đau đâu.
 
Đàn ông giờ cũng sướng hơn so với ngày xưa. Trước đây, kinh tế khó khăn, nhà đông anh em, nên con trai 18, đôi mươi đã phải tự lập, kiếm ăn, lo tu thân, đến 30 là đã “tam thập nhi lập”.
 
Bây giờ nhà nào cũng ít con, con trai lại càng được quý, được chiều, nên ngoài 20 vẫn lông bông, lêu lổng cũng là chuyện bình thường. Mọi việc có bố mẹ lo. Một số mải học hành, làm ăn, một số rong chơi cho hết tuổi xuân, bao giờ bố mẹ giục lấy vợ thì lấy. Không ít đàn ông còn lười lấy vợ vì tiếc cuộc sống tự do. Họ không bị sức ép bởi hai chữ “ế” như chị em phụ nữ, nên cũng đủng đỉnh hơn. 
 
Làm đàn ông... cũng sướng - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Ngày trước, đàn ông được coi là trụ cột gia đình, là người lo kiếm tiền bảo đảm cuộc sống cho vợ con. Ai không hoàn thành sứ mệnh ấy, bị coi là “giai hoi”, “đàn ông bất tài”. Chính vì vậy, trong ba việc lớn của đời người là “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”, thì “tậu trâu” là việc làm trước tiên. Tậu trâu tượng trưng cho việc có tài sản, có của cải, có công cụ để đẻ ra tiền. Chỉ khi xong việc “tậu trâu”, người đàn ông mới nghĩ đến chuyện “lấy vợ”.
 
Ngày nay đàn ông đỡ bị sức ép này. Một mặt, phụ nữ được cởi trói định kiến giới, đang trên đà phát triển, có lúc, có nơi, có chỗ, đàn ông còn chạy dài chưa đuổi kịp. Phụ nữ được học hành, họ cũng có thể tham gia lao động, kiếm tiền ở mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, nên họ có khả năng tự lập, độc lập rất cao. Họ lấy chồng không phải để cậy để nhờ như trước đây, mà vì yêu thương, vì cần một người bạn đường, bạn đời, cần một chỗ dựa tinh thần.
 
Nếu người đàn ông xứng đáng, đáp ứng những mong đợi của họ, họ chấp nhận kết hôn với anh ta mà không cần anh ta phải có khả năng nuôi vợ, nuôi con. Không ít người đàn ông còn được nhờ vợ. Nếu người ấy sống biết điều, biết trân trọng, yêu thương, chung thủy, sẻ chia với người vợ của mình, thì anh ta có cuộc sống dễ chịu. 
 
Dù là thời đại công nghiệp 4.0 đi chăng nữa, đàn ông vẫn còn nhiều “dễ thở” hơn phụ nữ, bởi vẫn còn định kiến giới còn tồn lại và lưu truyền từ nhiều đời nay. Họ không biết việc nhà, sẽ có vợ hướng dẫn, dạy bảo. Họ chỉ có ý thức tham gia, chia sẻ, ghi nhận công sức của vợ cũng đã được đánh giá cao rồi. Họ có thói hư, tật xấu nào đó như ham mê bóng đá, thích giao lưu bạn bè, uống rượu bia… thì cũng được coi là tội nhẹ, bởi vẫn không ít người trong xã hội, kể cả phụ nữ, cho rằng “đàn ông là nó phải có cái đó”.
 
Thậm chí, đàn ông có mắc lỗi đi ngang về tắt, có mối tình ngoài luồng, thậm chị bị vợ bắt quả tang, nhưng nếu biết nhận ra lỗi lầm, ăn năn hối cải, đa số chị em phụ nữ bỏ qua, tha thứ. Họ có lười biếng, không có ý chí tiến thủ trong làm ăn, chấp nhận cuộc sống nhì nhằng, phẫn chí, lại được một số bà vợ đồng cảm, cho rằng anh ấy không gặp thời, không may mắn. Nếu họ thành đạt thì vợ kính trọng, con nể nang, cả họ quý mến, thậm chí nhà ngoại còn bênh vực, bao che.
 
 
Thanh Thủy 

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.