Tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chia sẻ

PNTĐ-Ngày 12/8, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau”.

 
Bà Trương Thị Mai- Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Tổng kết Nghị quyết 24 và Chỉ thị 45 dự và chủ trì hội thảo.  
 
Tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ dân tộc thiểu số - ảnh 1
Bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương phát biểu chỉ đạo tại hội thảo

 
Phát biểu khai mạc bà Nguyễn Thị Thu Hà- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Hiện nay, 6,56% phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) không biết đọc, biết viết; 33% nữ sinh DTTS đi học PTTH đúng độ tuổi; 7,2% lao động nữ DTTS được đào tạo chuyên môn kỹ thuật; khoảng 26% phụ nữ DTTS đứng tên sở hữu đất đai và tài sản; tỷ lệ phụ nữ tham chính ở 4 cấp khá khiêm tốn... Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng bất bình đẳng giới nói chung và bất bình đẳng ở phụ nữ DTTS nói riêng. 
 
Tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ dân tộc thiểu số - ảnh 2
Bà Nguyễn Thị Thu Hà- Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

 
Trong nhiều năm qua,hệ thống chính sách, pháp luật về DTTS, miền núi không ngừng được hoàn thiện triển khai trong thực tiễn và đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra những thành tựu to lớn làm thay đổi căn bản đời sống của DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng. Tuy nhiên, nhìn lại tổng thể các chính sách hiện hành cho thấy, nhiều chính sách chưa được quan tâm lồng ghép giới, hoặc nếu có lồng ghép giới thì mờ nhạt, chưa quan tâm tới nhu cầu và điều kiện thực tế của phụ nữ và nam giới, dẫn đến những hạn chế trong tiếp cận, tham gia và thụ hưởng từ những chính sách này; có chính sách cho phụ nữ nhưng tổ chức thực hiện và nguồn lực còn rất khiêm tốn chưa tạo ra đột phá trong giải quyết những vấn đề giới đang tồn tại trong vùng DTTS và miền núi. 
 
Hội thảo “Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau” với mục tiêu thu thập những căn cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất, kiến nghị với Ban chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 24 điều chỉnh, định hướng chính sách vùng DTTS có trách nhiệm giới và đảm bảo bình đẳng giới đối với phụ nữ DTTS; đồng thời, nghiên cứu tổng hợp ý kiến để tham gia phản biện đối với Dự thảo “Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2015, định hướng 2030”. 
 
Tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ dân tộc thiểu số - ảnh 3
Các đại biểu tham gia hội thảo 

 
Tại hội thảo, các đại biểu đều khẳng định, phụ nữ dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế trong tiếp cận và thụ hưởng chính sách. Hiện tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số làm công việc chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chỉ khoảng 6%, bằng 1/3 so với dân tộc Kinh. Tỷ lệ phụ nữ tảo hôn có vùng lên tới 50%...
 
Ý kiến của các đại biểu cũng thống nhất, một trong những rào cản lớn của phụ nữ DTTS là định kiến xã hội về trao quyền, cơ hội và khả năng tiếp cận dịch vụ công trong bối cảnh phụ nữ DTTS thường nghèo và bấp bênh về thu nhập; bị tụt hậu trong trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe và hòa nhập xã hội. Hiện vẫn còn một số chính sách chưa quan tâm tới nhu cầu của động nữ dân tộc thiểu số. Khoảng cách giới vẫn tồn tại ở hầu hết tất cả các lĩnh vực…
 
Đây là nguyên nhân dẫn tới phụ nữ DTTS đang bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển. 
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Bà Trương Thị Mai- Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Tổng kết Nghị quyết 24 và Chỉ thị 45 đã đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, bao quát toàn diện về những vấn đề liên quan đến phụ nữ của Hội LHPN Việt Nam. Đề cập đến những cơ chế điều phối để đạt được hiệu quả cao hơn về chính sách dân tộc và miền núi.15 năm thực hiện, công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đặc biệt về thể chế. Thể chế ở đây chính là việc xây dựng chính sách, pháp luật sao cho thật tốt.
 
Để chính sách sát với thực tiễn thì phải xuất phát từ thực tiễn. Cơ hội để đồng bào bình đẳng rất quan trọng như phải được đến trường đúng tuổi, được có cơ hội khám sức khỏe… Việc thực hiện các chính sách cho đồng bào DTTS tiếp tục được tính toán để tránh sự ỷ lại để người nghèo vươn lên mạnh mẽ hơn, chủ động hơn trong cuộc sống. Để làm được điều này thì vấn đề giáo dục phải được ưu tiên hàng đầu. Giáo dục chính là cơ hội, là chìa khóa để xóa nghèo…
 
 
Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành “mái ấm” cho hội viên phụ nữ khó khăn phường Phú Thượng

Khánh thành “mái ấm” cho hội viên phụ nữ khó khăn phường Phú Thượng

(PNTĐ) - Chiều 26/4/2024, LHPN quận Tây Hồ cùng chính quyền, đoàn thể phường Phú Thượng đã có mặt tại nhà hội viên phụ nữ Lê Thị Doan (trú tại số 14, ngõ 209/20/43 đường An Dương Vương,phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội), để chia vui cùng gia đình chị. Dưới nền nhiệt gần 40 độ C, gương mặt ai cũng lấm chấm mồ hôi vì nắng nóng, nhưng mọi người đều hân hoan, thấy "mát lòng" vì từ nay chị Doan đã có ngôi nhà khang trang, kiên cố; không còn nỗi lo hứng mưa ngày dột, chống cột ngày giông gió như trước đây.
Hội LHPN quận Thanh Xuân kiểm tra thực hiện Điều lệ Hội và công tác vay vốn đợt I năm 2024

Hội LHPN quận Thanh Xuân kiểm tra thực hiện Điều lệ Hội và công tác vay vốn đợt I năm 2024

(PNTĐ) - Thực hiện chương trình công tác năm 2024, trong 3 ngày 16, 17, 22/4/2024, Ban Thường vụ Hội LHPN quận Thanh Xuân phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội quận đã tiến hành kiểm tra thực hiện Điều lệ Hội và công tác vay vốn đợt I năm 2024 tại 06/11 phường: Khương Mai, Kim Giang, Phương Liệt, Thượng Đình, Hạ Đình và Khương Đình.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngày 5/5/2024 ( tức Chủ Nhật), Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP hưởng ứng tham gia hoạt động đồng diễn dân vũ đồng loạt trên nền nhạc ca khúc "Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên - Inh lả ơi". Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.