Tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chia sẻ

PNTĐ-Ngày 12/8, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau”.

 
Bà Trương Thị Mai- Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Tổng kết Nghị quyết 24 và Chỉ thị 45 dự và chủ trì hội thảo.  
 
Tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ dân tộc thiểu số - ảnh 1
Bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương phát biểu chỉ đạo tại hội thảo

 
Phát biểu khai mạc bà Nguyễn Thị Thu Hà- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Hiện nay, 6,56% phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) không biết đọc, biết viết; 33% nữ sinh DTTS đi học PTTH đúng độ tuổi; 7,2% lao động nữ DTTS được đào tạo chuyên môn kỹ thuật; khoảng 26% phụ nữ DTTS đứng tên sở hữu đất đai và tài sản; tỷ lệ phụ nữ tham chính ở 4 cấp khá khiêm tốn... Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng bất bình đẳng giới nói chung và bất bình đẳng ở phụ nữ DTTS nói riêng. 
 
Tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ dân tộc thiểu số - ảnh 2
Bà Nguyễn Thị Thu Hà- Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

 
Trong nhiều năm qua,hệ thống chính sách, pháp luật về DTTS, miền núi không ngừng được hoàn thiện triển khai trong thực tiễn và đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra những thành tựu to lớn làm thay đổi căn bản đời sống của DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng. Tuy nhiên, nhìn lại tổng thể các chính sách hiện hành cho thấy, nhiều chính sách chưa được quan tâm lồng ghép giới, hoặc nếu có lồng ghép giới thì mờ nhạt, chưa quan tâm tới nhu cầu và điều kiện thực tế của phụ nữ và nam giới, dẫn đến những hạn chế trong tiếp cận, tham gia và thụ hưởng từ những chính sách này; có chính sách cho phụ nữ nhưng tổ chức thực hiện và nguồn lực còn rất khiêm tốn chưa tạo ra đột phá trong giải quyết những vấn đề giới đang tồn tại trong vùng DTTS và miền núi. 
 
Hội thảo “Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau” với mục tiêu thu thập những căn cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất, kiến nghị với Ban chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 24 điều chỉnh, định hướng chính sách vùng DTTS có trách nhiệm giới và đảm bảo bình đẳng giới đối với phụ nữ DTTS; đồng thời, nghiên cứu tổng hợp ý kiến để tham gia phản biện đối với Dự thảo “Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2015, định hướng 2030”. 
 
Tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ dân tộc thiểu số - ảnh 3
Các đại biểu tham gia hội thảo 

 
Tại hội thảo, các đại biểu đều khẳng định, phụ nữ dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế trong tiếp cận và thụ hưởng chính sách. Hiện tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số làm công việc chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chỉ khoảng 6%, bằng 1/3 so với dân tộc Kinh. Tỷ lệ phụ nữ tảo hôn có vùng lên tới 50%...
 
Ý kiến của các đại biểu cũng thống nhất, một trong những rào cản lớn của phụ nữ DTTS là định kiến xã hội về trao quyền, cơ hội và khả năng tiếp cận dịch vụ công trong bối cảnh phụ nữ DTTS thường nghèo và bấp bênh về thu nhập; bị tụt hậu trong trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe và hòa nhập xã hội. Hiện vẫn còn một số chính sách chưa quan tâm tới nhu cầu của động nữ dân tộc thiểu số. Khoảng cách giới vẫn tồn tại ở hầu hết tất cả các lĩnh vực…
 
Đây là nguyên nhân dẫn tới phụ nữ DTTS đang bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển. 
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Bà Trương Thị Mai- Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Tổng kết Nghị quyết 24 và Chỉ thị 45 đã đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, bao quát toàn diện về những vấn đề liên quan đến phụ nữ của Hội LHPN Việt Nam. Đề cập đến những cơ chế điều phối để đạt được hiệu quả cao hơn về chính sách dân tộc và miền núi.15 năm thực hiện, công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đặc biệt về thể chế. Thể chế ở đây chính là việc xây dựng chính sách, pháp luật sao cho thật tốt.
 
Để chính sách sát với thực tiễn thì phải xuất phát từ thực tiễn. Cơ hội để đồng bào bình đẳng rất quan trọng như phải được đến trường đúng tuổi, được có cơ hội khám sức khỏe… Việc thực hiện các chính sách cho đồng bào DTTS tiếp tục được tính toán để tránh sự ỷ lại để người nghèo vươn lên mạnh mẽ hơn, chủ động hơn trong cuộc sống. Để làm được điều này thì vấn đề giáo dục phải được ưu tiên hàng đầu. Giáo dục chính là cơ hội, là chìa khóa để xóa nghèo…
 
 
Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

(PNTĐ) - Ngày 17/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng”. Chủ trì hội thảo có bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội.