Cho tôi hỏi tôi ở nhà làm nội trợ có được tham gia bảo hiểm xã hội?

Chia sẻ

PNTĐ-Người nội trợ tham gia BHXH bằng cách nào?

 
Cho tôi hỏi tôi ở nhà làm nội trợ có được tham gia bảo hiểm xã hội?
 
 
Trả lời:
 
Bảo hiểm xã hội (BHXH) được sinh ra với mục đích chia sẻ khó khăn, vất vả của người dân khi ốm đau, bệnh tật hay hỗ trợ một phần thu nhập khi về già. Với những người làm nội trợ thì việc tham gia BHXH có dễ?
 
Người nội trợ tham gia BHXH bằng cách nào?
 
Ở Việt Nam, nội trợ không được coi là một nghề và những người làm nội trợ (thường được gọi là “hậu phương”) sẽ không đi làm mà ở nhà chăm sóc từ bữa ăn đến giấc ngủ cho từng thành viên trong gia đình.
 
Do đó, theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người nội trợ không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH.
 
Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống của mình phòng khi có bất trắc xảy ra, họ có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bởi đây là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình, đồng thời được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng.
 
Cho tôi hỏi tôi ở nhà làm nội trợ có được tham gia bảo hiểm xã hội? - ảnh 1

 
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
 
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người tham gia BHXH tự nguyện đóng 22% mức thu nhập tháng do chính mình lựa chọn.
  
Trong đó:
 
- Mức tối thiểu = 22% x mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn = 22% x 700.000 đồng/tháng = 154.000 đồng/tháng.
 
- Mức tối đa = 22% x (20 x mức lương cơ sở tại thời điểm đóng) = 22% x (20 x 1,49 triệu đồng/tháng) = 6,556 triệu đống/tháng.
 
Quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện
 
Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ 02 chế độ mà người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng, đó là hưu trí và tử tuất. Cụ thể:
 
* Chế độ hưu trí
 
- Lương hưu hàng tháng:
 
Mức lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
 
- Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
 
Loại trợ cấp này dành cho người có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%.
 
Cứ mỗi năm đóng cao hơn thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
 
- Bảo hiểm xã hội một lần:
 
Chỉ trong một số trường hợp nhất định thì người tham gia mới được hưởng chế độ này:
 
+ Đủ tuổi nghỉ nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng;
 
+ Ra nước ngoài để định cư;
 
+ Mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV/AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
 
* Chế độ tử tuất
 
- Trợ cấp mai táng:
 
Người tham gia BHXH đóng đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu mà chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng.
 
Mức trợ cấp = 10 x Mức lương cơ sở tại tháng mà người tham gia bảo hiểm chết.
 
- Trợ cấp tuất:
 
Người đang đóng BHXH, đang bảo lưu thời gian đóng hoặc đang hưởng lương hưu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
 
Tùy vào từng đối tượng mà thân nhân của người đó sẽ được hưởng trợ cấp tuất với các mức khác nhau.
 
Với những thông tin nêu trên, có thể thấy, người nội trợ hoàn toàn dễ dàng trong việc tham gia BHXH tự nguyện và có thể vừa chăm lo cho bản thân vừa chăm sóc cho tổ ấm của mình.
 
PV 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.