Bánh giầy Quán Gánh: Món ăn tinh tế của người Tràng An

Chia sẻ

PNTĐ-Bánh giầy Quán Gánh ngày nay âm thầm theo chân những gánh hàng rong len lỏi trên khắp các nẻo đường Hà Nội.

 
Những chiếc bánh giầy của làng Quán Gánh, thị trấn Thường Tín (Hà Nội) từ xa xưa đã nổi tiếng với vị dẻo thơm. Bánh giầy Quán Gánh ngày nay âm thầm theo chân những gánh hàng rong len lỏi trên khắp các nẻo đường Hà Nội. 
 
Những hàng bánh giầy xuất hiện trên phố như một nét chấm phá cho ẩm thực Hà thành. 
 
“Dù cho chồng rẫy, vợ chê/ Bánh giầy Quán Gánh lại về với nhau”
 
Câu ca dao trên vẫn luôn được người dân Quán Gánh truyền tai nhau và coi như một phần không thể thiếu trong lịch sử lâu đời của mảnh đất Thường Tín, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km.
 
Bánh giầy Quán Gánh: Món ăn tinh tế của người Tràng An - ảnh 1

 
Có dịp ngang qua đây, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp màu xanh của những hàng bánh giầy xếp chồng lên nhau dọc bên đường làng Quán Gánh như mời gọi khách qua đường. Lịch sử nghề bánh giầy Quán Gánh được tương truyền lại bằng một câu chuyện đầy màu sắc huyền thoại, rằng ngày xưa có một người ăn mày đi qua đây, được dân làng đối xử tử tế. Người ấy đã cảm kích và dạy cho dân làng cách làm bánh giầy. Sau mới biết đó là một ông vua vi hành.
 
 Bánh giầy Quán Gánh lúc ban đầu chỉ là những gánh bánh giầy bán dạo trên Quốc lộ 1, dần dần qua thời gian, món bánh giầy nơi đây được người dân và du khách xa gần biết đến. Họ gọi món bánh giầy này là bánh giầy Quán Gánh. Hiện nay, xã Nhị Khê chỉ còn thôn Thượng Đình là vẫn làm bánh giầy và bán trên Quốc lộ 1, vì vậy người Hà Nội gọi tên thân mật là làng bánh giầy Quán Gánh.
 
Gọi là một tấm bánh, nhưng đó chỉ là hình thức bên ngoài. Bánh giầy Quán Gánh đã trở thành hình tượng giàu tính nhân văn. Bên trong mỗi một tấm bánh giầy là 6 cái bánh nhỏ xếp khéo léo để khi gói tạo thành hình vuông hoàn hảo như bánh chưng ngày Tết. Chỉ với giá 20 – 35 nghìn đồng nhưng bánh giầy phải trải qua nhiều công đoạn vất vả để làm ra được chiếc bánh giầy ngon.  
 
Để làm ra một chiếc bánh giầy Quán Gánh người thợ làm bánh phải bỏ ra nhiều công sức. Bánh giầy là loại bánh chỉ để được trong ngày nên thợ làm bánh phải thức từ 2h sáng để làm ra những mẻ bánh mới, thơm ngon cho ngày hôm sau. Gạo dùng làm bánh cũng không được tùy tiện. Phải là thứ gạo nếp Hải Hậu trắng, đều hạt vo kỹ, đồ thành xôi. Khi xôi còn nóng phải giã thật nhuyễn, rồi nặn thành từng chiếc. Nói thì đơn giản nhưng khi chứng kiến cảnh giã bánh thì bạn mới thấy thấm thía được sự vất vả của người thợ để làm ra những chiếc bánh trắng tinh, nằm e ấp trong lần lá chuối xanh mướt mượt mà.
 
 Bánh giầy Quán Gánh có ba loại khác nhau: bánh chay, bánh ngọt và bánh mặn. Mỗi loại lại có một hương vị khác nhau rất đặc biệt. Bánh ngọt thì dẻo thơm quyện cùng nhân đỗ xanh xào đường ngọt sắc. Bánh mặn thì thơm lừng mùi hạt tiêu, béo béo của thịt ba chỉ, bùi bùi của đỗ xanh. Bánh chay thường được ăn kèm với giò hoặc chả. 
 
Ngày nay, công việc làm bánh giầy của người dân làng Quán Gánh đỡ vất vả hơn, nhiều hộ đã sắm máy giã bánh thay cho sức người nhưng hương vị của bánh giầy Quán Gánh vẫn giữ được nguyên vẹn vị thơm ngon vốn có của nó. Bánh hợp với tất cả lứa tuổi vì bánh mềm dẻo mà không dính răng. Ăn lâu vẫn không ngán.
 
Dù làng nghề làm bánh giầy đã xuất hiện hàng trăm năm nay nhưng vẫn thu hút khách khắp nơi đổ về. Không chỉ là tấm bánh ăn lót dạ cho khách bộ hành lỡ đường mà nhiều gia đình ở tận nội thành Hà Nội vẫn xuống làng để đặt mua trong những dịp cưới xin hay lễ lạt. Vào mùa cưới, nhiều gia đình còn chủ ý đặt bánh giầy Quán Gánh thay xôi. Người đã từng biết đến thì hồ hởi như gặp lại người quen. Người chưa từng thử thì thận trọng nhâm nhi thưởng thức. Dù được đón nhận với cung bậc tình cảm như thế nào đi chăng nữa thì không thể phủ nhận, món ăn lạ miệng này bất kỳ ai cũng phải trầm trồ khen ngợi món ngon độc đáo, giản dị mà cũng không kém phần tinh tế của người Tràng An.
 
 
Minh Phương 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).