Tự chủ đại học: Gỡ vướng từ cơ chế tài chính

Chia sẻ

PNTĐ-Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu.

 
Tuy nhiên, để phát huy cơ chế này một cách hiệu quả nhất, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ bằng những giải pháp thiết thực hơn nữa. 
 
Tự chủ đại học: Gỡ vướng từ cơ chế tài chính - ảnh 1
Sinh viên ngành công nghệ thông tin trường đại học Bách Khoa Hà Nội

 
Tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học 
 
Tại tọa đàm với chủ đề “Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 9/9, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH) khẳng định quyền tự chủ đại học là quyền của cơ sở GDĐH, được tự xác định mục tiêu, cách thức thực hiện và có trách nhiệm giải trình trên cơ sở pháp luật và năng lực cơ sở đại học.
 
Nhằm giải quyết các nút thắt trong tự chủ đại học, Luật đã quy định trao quyền tự chủ cho Hội đồng trường - đơn vị thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và lợi ích các bên liên quan. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các bên liên quan để chỉ đạo các cơ sở GDĐH kiện toàn hội đồng trường.
 
Tự chủ đại học là một quá trình chuyển đổi cách thức tổ chức quản lý đối với các cơ sở GDĐH. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy cho rằng, yêu cầu về quản trị đại học trong mỗi một cơ sở GDĐH cần phải thay đổi, trước hết là theo hướng kiện toàn, thành lập mới hội đồng trường; sau đó, từng trường phải đáp ứng yêu cầu về cơ cấu, số lượng, thành phần hội đồng trường theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, mỗi cơ sở GDĐH cần xây dựng, kiện toàn quy chế tổ chức hoạt động nhà trường, có chiến lược đổi mới mô hình quản trị của mình phù hợp với điều kiện cụ thể, năng lực của mỗi trường.
 
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, trong giai đoạn tiếp theo, GDĐH chuyển đổi mạnh mẽ hơn theo hướng tự chủ. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các trường tận dụng phát triển. Do đó, các trường cần kiện toàn bộ máy quản lý, quản trị; nâng cao năng lực quản trị, chú trọng cơ chế để giám sát việc thực hiện những quyết định của hội đồng trường, thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng…
 
Bên cạnh đó, các trường cần xây dựng chiến lược phát triển, hoàn thiện quy chế tổ chức, hoạt động, quy định nội bộ từ quy chuẩn học tập, chất lượng đào tạo, quy chế chi tiêu nội bộ, chính sách đãi ngộ dành cho người lao động, cán bộ, công nhân viên… để thực hiện đúng quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của mỗi trường.
 
Các trường cần hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị nội bộ, kết nối với Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tạo thành hệ thống cơ sở dữ liệu về GDĐH; phát triển hệ thống quản trị chất lượng đào tạo bên trong, khuyến khích các trường đăng ký kiểm định các chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo…
 
Tháo gỡ vướng mắc cơ chế tài chính
 
Không thể phủ nhận quyền lợi của các cơ sở GDĐH khi thực hiện tự chủ, song hiện nay do vướng  mắc từ cơ chế, chính sách nên nhiều cơ sở GDĐH vẫn chậm trễ trong quá trình tự chủ. 
Trường đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện thí điểm tự chủ đại học nên lãnh đạo nhà trường hiểu rõ những khó khăn, vướng mắc.
 
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, vướng mắc với các trường khi tự chủ là cơ chế tài chính. Luật GDĐH sửa đổi ghi rõ các cơ chế đầu tư, chính sách về tài chính của Nhà nước, thông qua cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, cơ chế cạnh tranh, các trường có năng lực tốt, sử dụng quỹ có hiệu quả thì sẽ được cấp kinh phí. “Chúng tôi mong muốn cơ chế này sớm được triển khai ở các cơ sở GDĐH”, PGS Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
 
Thứ nữa là cơ chế khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, xã hội. Hiện trường đại học Bách khoa Hà Nội có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp mong muốn hợp tác đầu tư trong đào tạo, nghiên cứu bằng việc xây dựng những phòng thí nghiệm, giảng đường, khu vực nghiên cứu phát triển nhưng chưa có quy trình thủ tục chuẩn gây nản lòng các nhà đầu tư.
 
PGS Hoàng Minh Sơn cũng mong muốn Nhà nước sớm có những cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư vào trường đại học. Việc đầu tư của các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ là nguồn lực rất lớn giúp sinh viên được học tập trong trường gắn với nghiên cứu, sáng tạo, trải nghiệm.         
 
Tương tự, PGS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, khi cơ sở GDĐH tự chủ cần phải làm rõ được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong lĩnh vực tài chính, do vậy, cần phải làm rõ bản chất của tiền học phí có phải là nguồn ngân sách hay không và quản lí như thế nào. Hơn nữa, hiện cũng chưa có quy định chặt chẽ việc nhà trường tự chịu trách nhiệm như thế nào. Do đó, lãnh đạo trường đại học Kinh tế quốc dân mong muốn, những vấn đề nêu trên Nhà nước cần sớm hoàn thiện để tạo thuận lợi cho các trường.
 
 
Bảo Đan 

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…