Khuyến khích con nói ra những suy nghĩ của mình

Chia sẻ

PNTĐ-Cha mẹ Nhật luôn khuyến khích con nói ra những suy nghĩ của mình và kiên trì lắng nghe con. Điều đó giúp họ nhận ra con suy nghĩ sai ở đâu và kịp thời định hướng.

Trừng phạt, la mắng khi con có sự sai sót là thói quen hàng ngày của nhiều bậc cha mẹ. Thậm chí, đó còn được xem là một phương pháp dạy con trong các gia đình. Theo đó, việc cha mẹ kiên trì với những sai sót của con trong một thời gian dài, cổ vũ, tạo động lực cho con khắc phục lại thường không được chú trọng, thậm chí bị bỏ qua.
 
Tôi có một thời gian làm việc tại Nhật Bản nên có dịp tiếp xúc với những bà mẹ Nhật chăm sóc nuôi dạy con. Tôi nhận ra, mẹ Nhật rất chú trọng việc kiên trì với những sai sót của con trong suốt một thời gian dài. Mục đích của họ hướng đến là kết quả cuối cùng chứ không phải là ngay tức thời.
 
Khi một đứa trẻ làm sai một việc nào đấy một, hai lần, các mẹ Việt thường dùng hình phạt đòn roi, la mắng để khiến trẻ thay đổi, chấm dứt ngay việc tái phạm sai sót. Họ không cần để ý tới hậu quả của phương pháp ấy có tốt về lâu dài cho trẻ nhỏ hay không. Vì thế, trong cách dạy của mẹ Việt đôi khi làm cho trẻ bị tổn thương, gây nên tâm lý tự ti, hoặc nổi loạn, chống đối về sau.
 
Trong khi đó, mẹ Nhật lại chú trọng đến thái độ tiếp nhận tích cực của con trong lâu dài, không để lại tâm lý tiêu cực cho trẻ. 
 
 
Khuyến khích con nói ra những suy nghĩ của mình - ảnh 1
Ảnh minh họa

Mẹ Nhật luôn ý thức quá trình học tập của trẻ là lâu dài, giống như người lớn, trẻ cũng có thể phạm phải sai sót. Quan trọng là trong quá trình ấy, trẻ học được cái đúng từ trong những cái sai. Do đó, mẹ Nhật rất kiên trì trong việc hướng dẫn cho con làm đúng sau những cái sai con mắc phải. Họ rất kiên trì hướng dẫn mỗi khi con làm sai thay vì la mắng, trừng phạt bằng đòn roi. Việc chê trách con cái khi làm sai được cha mẹ Nhật rất hạn chế. Thay vào đó, họ thường khích lệ để con hào hứng làm lại những việc đã làm sai trước đó.
 
Cha mẹ Nhật luôn khuyến khích con nói ra những suy nghĩ của mình và kiên trì lắng nghe con. Điều đó giúp họ nhận ra con suy nghĩ sai ở đâu và kịp thời định hướng. Chính sự không áp đặt trong cách dạy con đã khiến cho trẻ nhỏ ở Nhật không sợ hãi khi có sai sót mà mạnh dạn khắc phục lại. 
 
Nếu bạn vẫn còn là những ông bố bà mẹ luôn dùng phương pháp la mắng, đòn roi dạy bảo con khi chúng có sai sót, thì hãy thay đổi, kiên trì với những sai sót của con trong một thời gian, bạn sẽ nhận lại những thay đổi tích cực từ những đứa trẻ. Đó là điều tôi nhận được sau một thời gian học cách mẹ Nhật kiên trì với những sai sót của con.
 
 
Khánh Huyền

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.