Tuyển dụng giáo viên thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh, thành phố

Chia sẻ

Ngày 20-9, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng chủ trì hội nghị.

 
Tại buổi họp báo, một trong những vấn đề được quan tâm là việc thực hiện Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29-11-2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, sẽ có khoảng 3.000 giáo viên hợp đồng tại Hà Nội và hàng nghìn giáo viên hợp đồng tại các địa phương khác dù đã dạy học nhiều năm nhưng vẫn không đủ điều kiện xét tuyển đặc cách vào biên chế.
 
Trả lời nội dung này, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức (Bộ Nội vụ) Trương Hải Long cho biết, đã có nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng sử dụng giáo viên hợp đồng không đúng quy định của pháp luật. Trong đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm việc quản lý, sử dụng biên chế, không thực hiện ký hợp đồng làm chuyên môn nếu đã sử dụng hết số biên chế.
 
Để khắc phục dứt điểm tình trạng giáo viên hợp đồng này, mới đây, Bộ Chính trị đã có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát và cho chủ trương, với các trường hợp giáo viên làm hợp đồng theo đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp từ trước ngày 31-12-2015, nằm trong chỉ tiêu biên chế được giao thì cho phép địa phương đó có thể thực hiện tuyển dụng đặc cách.
 
Một số địa phương đã chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ xin thí điểm cho tuyển dụng trước với những đối tượng này. Theo phân cấp thẩm quyền quản lý viên chức, hình thức tuyển dụng, giải pháp khắc phục tình trạng giáo viên hợp đồng được giao cho UBND các tỉnh, thành phố quyết định...
 
Theo Hà Nội Mới

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.