Sinh viên Mỹ: Nhọc nhằn gánh nặng học phí

Chia sẻ

PNTĐ-Sinh viên Mỹ tốt nghiệp năm 2018 đang mắc nợ học phí đại học nhiều hơn các khóa trước, cho thấy cuộc khủng hoảng vốn vay sinh viên đang phình to.

Sinh viên Mỹ: Nhọc nhằn gánh nặng học phí - ảnh 1
Sinh viên Mỹ nai lưng trả nợ học phí sau khi tốt nghiệp

 
Theo báo cáo của Viện Thành công và Tiếp cận đại học (Mỹ), cứ 3 sinh viên tốt nghiệp năm 2018 thì có hai người vay tiền để học đại học. Một người tốt nghiệp trung bình nợ 29.200 USD, tăng hơn so với con số 28.650 USD năm 2017. 
 
Khoản nợ giáo dục ở Mỹ được dự báo sẽ lên tới 2.000 tỷ USD năm 2022, vượt cả nợ mua ô tô và nợ thẻ tín dụng. Gần 30% người vay tiền là sinh viên đều không thể trả nợ đúng kỳ hạn hoặc vỡ nợ.
 
Số liệu nợ sinh viên cho thấy bất bình đẳng rõ rệt. Có tới 70% người vay tiền là người Mỹ gốc Phi vào đại học năm 2003 và sẽ không thể trả được nợ tới năm 2024. 2/3 người nợ học phí là phụ nữ.
 
Với khoản nợ thời đại học trên, nhiều người Mỹ trẻ đầu quân vào lực lượng lao động với tâm thế làm việc để trả nợ hàng chục nghìn đô-la. Khoản nợ này có thể họ phải đi làm cả vài chục năm mới trả hết.
 
Mặc dù đại học không phải là con đường duy nhất để có một công việc tốt, nhưng thực tế là hơn một nửa số việc làm có lương trên 35.000 USD đều yêu cầu ứng viên có bằng đại học hoặc cao hơn. Con số này sẽ chỉ tăng lên chứ không giảm.
 
Hiện nay, hơn 44 triệu người Mỹ có khoản nợ sinh viên và nợ sinh viên là một trong những khoản nợ tiêu dùng lớn nhất. Tính tổng cộng, nợ sinh viên ở Mỹ hiện lên tới hơn 1.500 tỷ USD.
 
Do cuộc khủng hoảng nợ sinh viên ngày càng trầm trọng, nhiều người vay tiền phải chật vật trả tiền cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Với nhiều người, nợ sinh viên khiến họ không thể mua nhà, khởi nghiệp hay theo đuổi cơ hội nghề nghiệp mới.
 
Mặc dù Chính phủ liên bang có chính sách hỗ trợ với những người đủ điều kiện, nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp những người đã tốt nghiệp trả hết nợ từ thời sinh viên, giúp nhà tuyển dụng tuyển và giữ ứng viên đủ tiêu chuẩn cho các công việc lương hấp dẫn.
 
Bà Debbie Cochrane, Phó Chủ tịch Viện Thành công và Tiếp cận đại học nói: “Trường đại học, các bang và Chính phủ liên bang đều đóng vai trò quan trọng trong giảm gánh nặng nợ nần sinh viên để thúc đẩy bình đẳng về cơ hội học đại học cho mọi người”.
 
 
Nhật Huy (theo Time)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tại Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tại Brazil

(PNTĐ) - Sáng 5/7 (theo giờ địa phương, tức chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Cộng hoà Liên bang Brazil từ ngày 4-8/7/2025, theo lời mời của Tổng thống Cộng hoà Liên bang Brazil Lula da Silva.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng Quốc khánh Hoa Kỳ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng Quốc khánh Hoa Kỳ

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (4/7/1776 - 4/7/2025) và 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (12/7/1995 - 12/7/2025), ngày 4/7/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi các điện mừng tới Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump.
Mỹ sẽ gửi thư thông báo thuế quan từ 4/7

Mỹ sẽ gửi thư thông báo thuế quan từ 4/7

(PNTĐ) - Ngày 3/7 (theo giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước từ ngày 4/7 nêu rõ mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của từng nước khi vào thị trường Mỹ.