Vị thế của phụ nữ ngày nay

Chia sẻ

PNTĐ-“Năng động, sáng tạo, tự tin, tự trọng, dám nghĩ, dám làm” là những phẩm chất nổi bật của phụ nữ thời hiện đại. Rất nhiều phụ nữ đã khẳng định vị thế không thua kém nam giới.

 
Phụ nữ thời hiện đại ngày càng giỏi việc nước
 
Theo thống kê, Việt Nam là nước đứng thứ 3 về tỷ lệ phụ nữ tham chính cấp quốc gia. Đó là kết quả của những nỗ lực, cố gắng của bản thân các nữ cán bộ nói riêng và cả hệ thống chính trị ở nước ta thời gian qua nói chung. Các chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ không ngừng tăng lên.
 
Cụ thể, trong Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn đến năm 2020 đã đặt ra chỉ tiêu 1: Phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016-2020 từ 25% trở lên, tỷ lệ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2015 từ 30% trở nên, nhiệm kỳ 2016-2020 trên 35%. Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80%, đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. 
 
Vị thế của phụ nữ ngày nay - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Kết quả thực hiện mục tiêu Chiến lược quốc gia bình đẳng giới cũng cho thấy, Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương có tỷ lệ nữ cán bộ Quốc hội đạt trên 25%. Số nữ đại biểu giữ các trọng trách quan trọng trong các cơ quan của Quốc hội có xu hướng tăng lên. So với các giai đoạn trước, trình độ học vấn và chuyên môn của đại biểu phụ nữ đã từng bước được cải thiện và nâng cao. Phụ nữ Việt Nam ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà quản lý giỏi, nhà khoa học nổi tiếng.
 
Có thể kể đến trong lĩnh vực phụ nữ tham gia bộ máy nhà nước như: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến… hay các nữ doanh nhân, CEO thành đạt nổi tiếng trong nước, được các tổ chức thế giới bình chọn với thứ hạng cao như:  bà Mai Kiều Liên (Chủ tịch, CEO Vinamilk), bà Nguyễn Thị Thanh Mai (Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Cơ điện lạnh), bà Nguyễn Thị Nga (Chủ tịch Hội đồng quản trị BRG group – Intemex), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO Vietjet Air)… Họ là những người mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam với quốc tế.
 
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học nữ Việt Nam cũng tự tin sánh vai cùng bạn bè quốc tế. Điển hình như các nhà khoa học nữ được tổ chức UNESCO vinh danh như: nhà khoa học nữ với nghiên cứu điều trị ung thư theo công nghệ nano – TS Hà Liên Phương giảng viên bộ môn Kỹ thuật y sinh, đại học Quốc tế (đại học Quốc gia TPHCM). Năm 2015, TS Phương cùng 14 nhà khoa học nữ xuất sắc trên thế giới đã được vinh danh tại lễ trao thưởng Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học tại Paris (Pháp). Nghiên cứu của TS Phương có thể giúp cho việc điều trị ung thư trẻ và có hiệu quả hơn. Hay, GS. TS Nguyễn Thị Lang (đại học An Giang) đã tạo ra 73 giống lúa trong đó có 31 giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long, và chủ trù 26 đề tài cấp quốc tế. Đó là nhà khoa học nữ, TS Nguyễn Thị Hiệp (đại học KHTN - đại học Quốc Gia) với nghiên cứu hiện tượng Methyl hóa Micro ARN ở cây lúa…. 
 
Có thể nói phụ nữ Việt Nam ngày nay đã có nhiều bước tiến mới, vươn lên làm chủ cuộc sống và có nhiều đóng góp cho xã hôi. Chính sách bình đẳng giới đã tạo đà cho phụ nữ khẳng định vai trò, khả năng sáng tạo của mình trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như sự thích ứng với xu thế phát triển toàn cầu…
 
Giữ vững vai trò “thắp lửa” hạnh phúc gia đình
 
“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, từ xưa đến nay, phụ nữ Việt Nam luôn được gắn liền với vai trò là người giữ lửa trong hạnh phúc gia đình. Gia đình có hạnh phúc, ấm êm hay không đều nhờ vào sự khéo léo điều hòa các mối quan hệ của người phụ nữ. Dù xã hội có nhiều sự thay đổi khiến các chuẩn mực gia đình thay đổi theo, nhưng vai trò “thắp lửa” và “giữ lửa” hạnh phúc gia đình của người phụ nữ vẫn được coi trọng. 
 
Vị thế của phụ nữ ngày nay - ảnh 2
Ảnh minh họa

 
Tuy nhiên, người phụ nữ thời hiện đại muốn hoàn thành nhiệm vụ “giỏi việc nước, đảm việc nhà” phải biết cách sắp xếp, thay đổi quan niệm tư duy của các thành viên trong gia đình. Nếu không phụ nữ sẽ dễ dàng chịu “gánh nặng kép”: Vừa lo việc gia đình, vừa lo việc xã hội. Hiện nay, mọi chính sách về bình đẳng giới của Nhà nước đã và đang tạo cơ hội cho phụ nữ thoát khỏi “gánh nặng kép” ấy. Cùng với đó, gia đình và xã hội phải thay đổi những quan niệm mang tính chất định kiến đối với phụ nữ như: việc nhà chỉ dành riêng cho phụ nữ, nghĩa vụ chăm sóc con cái, gia đình do phụ nữ đảm nhiệm chính… Sự thay đổi đó phải xuất phát từ chính bản thân phụ nữ, cho tới nam giới và các thành viên khác trong gia đình. 
 
Trong xã hội hiện đại, một người vợ tốt chưa đủ mà còn phải là một người vợ giỏi. Bởi trong xã hội phát triển và hội nhập, phụ nữ giữ gìn hạnh phúc gia đình không chỉ hoàn thành nhiệm vụ nội trợ, chăm sóc chồng con là đủ. Người vợ còn phải cố gắng học tập để không tụt hậu với chồng, trang bị cho mình những kỹ năng sống để vững vàng trong vai trò làm vợ, làm mẹ, làm dâu. Nếu không có những kiến thức, sự hiểu biết, họ sẽ không thể hoàn thành tốt vai trò đó của mình.
 
Trong gia đình, con cái thường chịu ảnh hưởng từ người mẹ rất nhiều. Nếu một người mẹ hiểu biết, tiến bộ, ắt sẽ biết cách nuôi dạy, chăm sóc con cái đúng hướng, thành đạt. Ngược lại, một người mẹ tụt hậu, chậm tiến, thiếu hiểu biết sẽ khó hoàn thành tốt vai trò giáo dục con cái của mình. Người phụ nữ hiện đại muốn xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, văn minh phải không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân và có kỹ năng giáo dục, định hướng cho các thành viên trong gia đình của mình. 
 
Sự bình đẳng là yếu tố quan trọng để gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Để có được sự bình đẳng trong gia đình, người phụ nữ không chỉ cố gắng đấu tranh cho quyền bình đẳng của mình mà còn phải biết cách để chồng, con cùng thực hiện sự bình đẳng đó. Trước yêu cầu của cuộc sống ngày càng cao, người phụ nữ phải biết cách sắp xếp, tổ chức cuộc sống trong gia đình khoa học, để các thành viên có đủ sức khỏe, học tập và làm việc. Ngày nay, quan niệm trụ cột gia đình là đàn ông cũng đã thay đổi. Việc chia sẻ trách nhiệm làm kinh tế, tổ chức tốt đời sống cho gia đình cũng đã “san sẻ” sang cho người phụ nữ. Thậm chí, trong nhiều gia đình, phụ nữ còn trở thành trụ cột kinh tế gia đình. Do đó đòi hỏi người phụ nữ phải nỗ lực rất nhiều lần so với trước đây. 
 
Nhìn chung, vị thế của phụ nữ ngày nay đã hoàn toàn khác với thời xưa. Họ đã và đang trở thành nguồn nhân lực trong xã hội không hề thua kém nam giới. Tuy nhiên, muốn phát huy được thế mạnh của phụ nữ trong việc nước và việc nhà rất cần sự ủng hộ, chia sẻ của gia đình và điều kiện từ xã hội. Có như vậy, phụ nữ mới ngày một nâng cao vị thế của bản thân và xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. 
 
 
Ngân Khánh

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.