Cần chiến lược dài hạn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chia sẻ

PNTĐ-Sáng 23/10, Hội LHPN TP Hà Nội phối hợp với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức hội nghị truyền thông về công tác dân số và phát triển năm 2019.

 
 
Cần chiến lược dài hạn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - ảnh 1
BS Mai Xuân Phương chia sẻ tại hội nghị

Thông tin tại hội nghị, BS Mai Xuân Phương – Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết: Già hóa dân số đang là vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh hưởng tới mọi quốc gia. Tại Việt Nam, già hóa dân số bắt đầu từ năm 2011, dự báo tới năm 2038 sẽ ở ngưỡng cao nhất. Thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già của VN là 17-20 năm, ngắn hơn nhiều nước, kể cả những quốc gia có trình độ phát triển. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này do mức sinh giảm nhanh, mức chết giảm, tuổi thọ tăng nhanh.
 
Đáng nói, đời sống của người cao tuổi (NCT) hiện nay còn nhiều bất cập: Trên 70% NCT phải tự lao động kiếm sống cùng với sự hỗ trợ của con cháu và gia đình (chỉ có hơn 25,5% NCT sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội); 72,3% số NCT sống cùng với con cháu, trong khi xu hướng quy mô gia đình Việt Nam đang chuyển dần từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân; Tình trạng NCT sống không có vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao, trong đó số cụ bà cô đơn cao gấp 5,44 lần so với cụ ông; phụ nữ cao tuổi sống ly hôn, ly thân gấp 2,2 lần so với nam giới (2009). 
 
Đặc biệt, nữ giới chiếm tỷ trọng cao trong dân số NCT: từ 60-90 tuổi, cứ 1 cụ ông có 1,3 cụ bà; từ 70-79 tuổi thì cứ 1 cụ ông có 1,5 cụ bà; trên 80 tuổi, cứ 1 cụ ông có 2 cụ bà. Chính điều này đã dẫn đến hiện tượng nữ hóa dân số cao tuổi ở Việt Nam. Tuy nhiên, phụ nữ cao tuổi thường phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn so với nam giới cao tuổi xét về thu nhập, tình trạng sức khỏe cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế.
 
Khắc phục tình trạng trên, theo BS Mai Xuân Phương, cần có chiến lược dài hạn làm chậm lại quá trình già hóa dân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý. Đồng thời phát huy lợi thế của NCT về khả năng kiến thức, kinh nghiệm làm việc; tạo việc làm phù hợp với NCT; phát huy vai trò NCT tiêu biểu, uy tín trong gia đình để xây dựng gia đình văn hóa, đoàn kết giữa các thế hệ, cộng đồng; đặc biệt là vai trò của NCT tại các cộng đồng dân tộc thiểu số.
 
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, vận động về già hóa dân số và chăm sóc NCT: Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội; Tăng cường hệ thống an sinh xã hội cho NCT; Mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ chăm sóc NCT; Đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu về NCT; Tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm thích ứng với già hóa dân số và chăm sóc NCT; hỗ trợ nguồn lực chăm sóc NCT…
 
 
Thảo Hương 

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp giúp nhiều phụ nữ tiếp cận đồng vốn

Bàn giải pháp giúp nhiều phụ nữ tiếp cận đồng vốn

(PNTĐ) - Ngày 16/4/2024, Hội LHPN Hà Nội và ngân hàng Agribank các chi nhánh Hà Nội đã phối hợp tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động về việc thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn Quý I/2024, nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024.
Khai mạc lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội cơ sở

Khai mạc lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội cơ sở, xã phường, thị trấn có tỷ lệ thu hút phụ nữ dưới 60% cho 21 cơ sở Hội thuộc 8 huyện.
Những giọt nước mắt đậm ân tình

Những giọt nước mắt đậm ân tình

(PNTĐ) - Chiều ngày 13/4,  Hội LHPN quận Cầu Giấy tổ chức nghiệm thu công trình Mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ đặc biệt khó khăn trên địa bàn phường Mai Dịch. Xen lẫn những tiếng cười vui vì diện mạo mới của căn nhà là những giọt nước mắt xúc động, chan chứa tình cảm của lãnh đạo, người dân và các hội viên phụ nữ.