Hướng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Chia sẻ

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh thường gặp trong cộng đồng, nhất là ở những người cao tuổi, bệnh chiếm tỷ lệ cao trong nhóm các bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống.

 
Hiểu về bệnh
 
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xuất hiện liên quan đến việc vận động cơ thể quá mức và hoạt động thể lực nặng. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, song thường mắc nhất là lứa tuổi lao động.
 
Hướng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Theo số liệu nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, có tới 60 - 65% bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thuộc lứa tuổi 20 - 49, đây là lứa tuổi đang cống hiến và lao động sáng tạo cao của xã hội. Những người mắc thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và hiệu quả lao động. 
 
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy đến ở nhiều vị trí khác nhau của cột sống (cột sống cổ, lưng, thắt lưng, cùng cụt...), nhưng thắt lưng là hay gặp nhất.
 
Nguyên nhân và triệu chứng
 
Đĩa đệm cột sống được cấu tạo bởi ba thành phần chính, gồm: Nhân nhầy, vòng sợi và mỏm sụn. Đĩa đệm có khả năng đàn hồi và biến dạng khi bị tác dụng của lực nén, đẩy, chúng cũng có vai trò làm giảm chấn động tới thân đốt sống.
 
Đĩa đệm cột sống thắt lưng có đặc điểm là phải thích nghi với hoạt động cơ học lớn, thường xuyên chịu áp lực cao, trong khi đĩa đệm được nuôi dưỡng kém do việc cấp máu chủ yếu qua thẩm thấu. Do đó, các đĩa đệm cột sống thắt lưng thường sớm bị loạn dưỡng, thoái hóa tổ chức, nguy cơ càng cao theo độ tuổi.
 
Bệnh này xảy ra ở nam giới nhiều hơn, đa số là do đặc điểm nghề nghiệp, như mang vác nặng, lệch tư thế, sai tư thế... khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường, có thể đứt, hoặc rách vòng sợi. Vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp nhất là ở L4 - L5 và S1 do hai đĩa đệm này là bản lề vận động trọng yếu của cột sống. Bên cạnh đó, là từ yếu tố chấn thương ở những người đã bị thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm liên quan đến tuổi tác.
 
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường có các triệu chứng sau:
 
- Đau thắt lưng cấp tính - thường xảy ra khi bị chấn thương, hoặc khi gắng sức mang vác, bưng bê vật nặng sai tư thế (chậu hoa, xô nước, cây cảnh...); Người bệnh bị đau không thể cử động được, thậm chí đi đại, tiểu tiện cũng rất khó khăn trong một thời gian, phải sử dụng thuốc giảm đau, giảm co cơ mới cử động được.
 
- Đau mạn tính - sau đợt đau cấp tính, về sau mỗi khi thực hiện gắng sức tương tự thì cơn đau lại tái phát. Người bệnh khó mà thực hiện các động tác liên quan đến cột sống như: cúi, nghiêng, ngửa, xoay người.
 
- Khi đã có chèn ép thần kinh, có các triệu chứng đau sẽ lan xuống chi dưới làm cho người bệnh vận động chi dưới khó khăn, cơn đau tăng khi đứng, hắt hơi, đi, nếu được nằm nghỉ ngơi sẽ đỡ đau hơn.
 
Hướng điều trị
 
Để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bệnh nhân cần chụp bao rễ thần kinh và chụp cắt lớp vi tính (CT) với cột sống thắt lưng, tốt nhất là chụp cộng hưởng từ (MRI).
 
Điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay chủ yếu là nội khoa, như sử dụng thuốc giảm đau, chống co thắt cơ vân, chống viêm... Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ khám sẽ chỉ định thuốc, bạn không nên tự mua thuốc để điều trị, bởi hầu hết các loại thuốc trị bệnh này đều có tác dụng phụ bất lợi cho một số trường hợp có kèm theo bệnh hen suyễn, dạ dày, tăng huyết áp...
 
Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể áp dụng điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, như xoa bóp, dùng sóng radio cao tần, laser, bấm huyệt... Nếu bệnh nặng không thể điều trị nội khoa, bác sĩ có thể điều trị ngoại khoa nhưng hạn chế tùy theo sức khỏe bệnh nhân.
 
Trường hợp không được điều trị đúng, sớm thì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thường gặp nhất là hiện tượng chèn ép dây thần kinh tọa và rễ thần kinh, gây nên đau nhức, buốt vùng mông, lan dọc theo đùi xuống cẳng chân, ngón chân, mu bàn chân (đặc biệt là đau rát mu bàn chân bên có dây thần kinh tọa bị chèn ép). Hậu quả của biến chứng này nếu không can thiệp kịp thời là sẽ gây teo cơ, hạn chế vận động và đại tiểu tiện khó khăn (do rối loạn cơ tròn). Nặng nề hơn, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây liệt, tàn phế, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
 
 
Lương y - TS Lương Ngọc Huỳnh
(Trung tâm Việt Y, Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

(PNTĐ) - Thủ dâm ở nam giới là hành động tự kích thích dương vật bằng tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ để đạt được cực khoái. Có nhiều quan điểm cho rằng việc thủ dâm nhiều có thể gây rụng tóc ở nam giới. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào khẳng định cho quan điểm này.
Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

(PNTĐ) - Trong 2 ngày 23 - 24/12, Đại hội đại biểu Hội Võ Thiên Môn Đạo TP Hà Nội nhiệm kỳ IV đã diễn ra tại UBND xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội. Với tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ tập thể, thẳng thắn nghiêm túc kiểm điểm đánh giá tổng kết vai trò trách nhiệm của BCH Hội và từng cán bộ Hội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. đại hội đã rút ra những bài học quý báu, đề ra phương hướng khắc phục những mặt tồn tại, phát huy điểm mạnh đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.
An toàn tình dục cho tuổi teen

An toàn tình dục cho tuổi teen

(PNTĐ) - Thiếu hiểu biết về cách quan hệ tình dục an toàn, cách phòng tránh thai đã gây nhiều hệ lụy, nhiều trẻ em gái mang thai sớm, mắc bệnh phụ khoa, phá thai sớm...
Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

(PNTĐ) - Là một hoạt động hấp dẫn thông qua việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh, Giải chạy Herbalife Run đã chào đón hơn 54.000 người tham gia trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương kể từ năm 2020.